techsignin-apple-cau-chuyen-bo-viec-va-nhung-dieu-thuc-su-dien-ra-1

Ben Farrell, cựu nhân viên Apple đã kể lại những gì đang thực sự diễn ra trong nội bộ Apple và đối với anh, đó thực sự như một cơn ác mộng.

Ben Farrell
Ben Farrell

Được tuyển dụng và làm việc tại Apple là mơ ước của rất nhiều người, nhưng thực sự đó lại là cơn ác mộng đối với một số người đã từng làm việc tại đây. Mới đây, một cựu nhân viên Apple có tên Ben Farrell – người đã dành thời gian 2 năm để làm công việc quản lý mảng cải thiện dịch vụ khách hàng cho các trung tâm liên hệ hỗ trợ kĩ thuật đã thực hiện một bài viết nói về những gì đang thực sự diễn ra trong công ty Apple và anh rất hạnh phúc khi đã quyết định nghỉ việc tại đây.

Đầu tiên là về văn hoá tại Apple, Apple là nơi mà quy luật “mạnh được yếu thua” được áp dụng trong hầu hết các trường hợp. Theo Farrell cho biết trong một ngày làm việc thì có đến 16 giờ được lấp đầy bởi cuộc họp này đến cuộc họp khác, các cuộc họp tại Apple như những cuộc “tàn sát” thực sự, chỉ những người mạnh mẽ nhất mới có thể trụ lại được đến phút cuối, còn những kẻ yếu đuối sẽ phải tự động rời khỏi cuộc chơi, các cuộc họp dày đặc tới mức mà chỉ có một phần nhỏ công việc được thực hiện xong trong ngày. Đây là nơi mà tinh thần đồng đội là một thứ không có trong từ điển, mọi người đạp lên nhau để mà sống và thăng tiến.

Và đó chưa phải là tất cả, tại Apple, trong những buổi nhậu sau giờ làm, hầu như những chủ đề được nhắc đến chỉ xoay quanh những câu chuyện được kể lại như khi lão quản lý bắt đầu say và kể về việc giám đốc điều hành của Apple đã quyết định chiến lược để cắt giảm việc làm và đóng cửa các trang web của Apple rất cẩu thả. Khi đó các nhân viên của Apple như những chú bé hướng đạo sinh vây quanh đám lửa trại với ánh mắt đầy sợ sệt về quyền lực của cấp trên, nhưng trên thực tế lại không có một tí tôn trọng nào đối với các hoạt động của Apple triển khai trên các nhà thầu, nhà cung cấp, đối tác, đại lý và đối tác kinh doanh phi lợi nhuận.

Tại Apple, khi bạn xin nghỉ việc hoặc lỡ bất cứ hoạt động nào của công ty, điều đó cũng sẽ được ghi lại vào hồ sơ, cho dù đó có là bệnh tật, tình trạng khẩn cấp của gia đình và ngay cả lễ cưới cũng không thể nhận được sự tôn trọng từ phía Apple. Theo lời Farrell, khi ông vừa bắt đầu công việc, trong một lần người vợ đang có thai của ông bị ngã té cầu thang và phải nhập viện, vì lý do đó ông đã phải bỏ lỡ một chuyến đi chơi kết hợp các hoạt động của công ty. Ngay sau đó, lý do xin nghỉ của ông được ghi liệt vào hàng “vấn đề về hiệu suất làm việc” trong hồ sơ và luôn được xem như một lỗi lầm mà ông đã mắc phải.

Chi tiết hơn về quản lý thì đó là một người hoàn toàn không phù hợp, thường xuyên buồn rầu và tính khí thì rất thất thường. Farrell thường xuyên nhận được các tin nhắn liên tục trong suốt một giờ, cứ 15 phút lai xuất hiện một đoạn tin nhắn sách nhiễu, tra hỏi rằng ông có đang trực tuyến không mặc dù ông để trạng thái là đang không có mặt ở đó. Trong một cuộc họp, Farrell đến trễ 1 phút, ngay sau đó ông đã nhận được đoạn tin nhắn thoại mang tính chất thô lỗ và có phần xúc phạm khi nói đến “đạo đức làm việc của người Úc”.

Apple là một trong những nơi làm việc tốt nhất thế giới và được hàng triệu người trên thế giới khao khát được tuyển dụng. Tuy nhiên, công ty nào cũng có mặt tối, và Apple cũng không phải ngoại lệ. Và những điều trên đây chính là bằng chứng không thể chối cãi về một Apple không hề hoàn hảo như nhiều người tưởng tượng.

AICM (Theo: bgr)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây