Mark Zuckerberg đã từng nhắc tới vai trò quan trọng của báo giới trong việc xây dựng nên một xã hội hiện đại. Nhưng chính nhà sáng lập nên mạng xã hội lớn nhất thế giới này quên mất là Facebook và các nền tảng mạng xã hội đã và đang làm suy yếu nền báo chí truyền thống. 

Facebook nợ báo chí điều gì?
Ảnh: GI

Xin giới thiệu bài viết trên tờ The New York Times.

Những hãng thông tấn địa phương đang dần bị vắt kiệt vì những mô hình truyền thống đã không còn phù hợp trong thời buổi hiện đại ngày nay. Điều đó cũng khá dễ hiểu khi các hình thức quảng cáo khác, trên các trang web, trên Youtube đang được ưa chuộng hơn rất nhiều so với hình thức quảng cáo trên báo in.

Phần lớn số tiền này chẳng thể tới được tay của những người làm báo nữa. Thay vào đó, số tiền ấy chảy vào túi của Facebook và Google.

Theo một con số thống kê thì trong 59 tỷ USD dành cho quảng cáo kỹ thuật số (digital) trong năm 2015 trên các trang mạng, 36 tỷ USD chảy vào túi của hai công ty này. Thêm vào đó, thị phần của họ đang ngày một lớn mạnh hơn. Và đương nhiên khi mà Facebook và Google tiếp tục phát triển thì “những người khác” lại đang bị co hẹp.

Vì khả năng tương tác và tìm kiếm đối tượng khách hàng siêu việt của mình, việc hai công ty này phát triển nhanh chóng để chiếm lĩnh thị trường cũng là điều khá dễ hiểu. Khoảng 25% doanh thu quảng cáo của Facebook tới từ các doanh nghiệp đia phương, theo thông tin từ báo cáo mà BorrellAssociates cung cấp.

Để đính chính thì Facebook và Google không giống như ngành công nghiệp thuốc lá, họ không khiến chúng ta nghiện để phải tiếp tục chi thêm tiền. Thay vào đó, họ lại giúp các doanh nghiệp địa phương tiết kiệm được cả đống tiền vì những chương trình mà họ đưa ra là quá hấp dẫn. Tất nhiên, thay vào đó, doanh số quảng cáo của các tờ báo truyền thống sẽ đi xuống.

Chúng ta cũng có thể nói thêm một chút về hai ông lớn khác của ngành: Verizon và Apple. Nếu Verizon, công ty sở hữu AOL thành công mua lại Yahoo, họ sẽ có 10% thị phần trong ngành quảng cáo số.

Ảnh hưởng của Apple lại có hơi hướng gián tiếp hơn. Với việc quảng bá cho công nghệ chặn quảng cáo, Apple vô hình chung đã làm giảm một phần nguồn thu từ quảng cáo điện tử tới từ các trang báo. Việc smartphone và mạng xã hội đang trở thành trào lưu được ưa chuộng khiến cho nhiều người không còn hướng tới các tờ báo để cập nhật tin tức nữa.

Chúng ta không nói rằng cuộc “cách mạng số” là một việc làm tồi tệ. Ngược lại, phản ứng có phần chậm chạp, đôi lúc thiếu sự sáng tạo của các tờ báo mới là thứ cản trở. Dẫu vậy, ảnh hưởng của nó tới nền báo chí truyền thống vẫn là không thể chối bỏ.

Và trong vòng 10 năm trở lại đây, có rất ít những tổ chức đứng lên quyên góp, vận động quỹ dành cho báo chí.

Không phải những hoạt động như vậy không có, nhưng con số mà nó mang lại là quá bé nhỏ. Các tổ chức đã tài trợ 13,4 triệu USD cho báo chí điều tra trong năm 2015 và 2016, theo như số liệu thống kê từ Media Impact Funders. Ngược lại, doanh thu của báo chí Mỹ lại thấp hơn những năm 80 tới 1.6 tỷ USD.

Điều bất ngờ hơn là tên của 4 “ông lớn cầm chịch” ngành digital marketing lại không xuất hiện trong danh sách 89 nhà tài trợ trong vòng hai năm qua.

Nhìn một cách tổng quát hơn thì từ năm 2009 tới năm 2016, 145 triệu USD đã được tài trợ cho báo chí điều tra bởi 374 tổ chức, và chỉ có duy nhất 1 lần có tên 1 trong 4 ông lớn đó, với khoản tiền chỉ vỏn vẹn 10,000USD cho Bronx News Network.

Không phải vì họ không có tiền, hay làm ăn thua lỗ gì cả. Trong năm 2016 vừa rồi, khoản lời từ 4 công ty lớn này gộp lại lên tới mức 88 tỷ USD. Còn với báo chí, ba tập đoàn lớn nhất trong ngành truyền thông Mỹ là The New York Times, Gannett và McClatchy chỉ thu về được 41 triệu USD, chưa tới 0,1% doanh số của 4 ông lớn kia.

Thay vì quyên góp tiền mặt, các công ty này lại có những dự án khác để hỗ trợ cho báo chí: Google đã thiết lập nên một dự án mang tên “Google News Labs”, cung cấp những công nghệ, những dữ liệu và lập trình cần thiết để giúp đỡ các nhà báo. Chiến dịch “Digital News Initiative” của họ cũng đã chi hơn 40 triệu USD cho truyền thông châu Âu.

Facebook mới đây cũng công bố dự án “Facebook Journalism”, cam kết hoạt động cùng với các hãng truyền thông về việc cải thiện thông tin đăng tải trên Facebook, hứa mang lại một môi trường phát triển mới dành cho các hãng thông tấn địa phương. Đây được coi là một trong những bước tiến lớn của các tập đoàn này trong việc khẳng định vai trò thiết yếu của mình để vực dậy nền báo chí thế giới.

Nhưng, điều mà giới truyền thông cần hơn cả không phải công nghệ hay ứng dụng gì, mà lại chính là tiền, thậm chí rất nhiều tiền để nuôi sống các nhà báo địa phương. Số tiền quyên góp mà các công ty lớn gửi tới báo chí là quá nhỏ bé so với tầm ảnh hưởng của cuộc “cách mạng số”.

Nếu như các công ty này chịu bỏ ra chỉ 1% lợi nhuận của họ trong vòng 5 năm tới, họ sẽ có thể thay đổi cả nền báo chí Mỹ trong cả một thập kỷ.

Con số bỏ ra chỉ là 4,4 tỷ USD nhưng đủ để nuôi sống các tờ báo địa phương. Họ có thể học tập Craig Newmark, người sáng lập nên Craiglist.

Vào thời kỳ web 1.0, khi các trang web mới ra đời đã làm giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các tờ báo, Newmark vẫn bảo vệ công cuộc phát triển của mình, nhưng vẫn nhận thức được rằng báo chí là một tổ chức thiết yếu để duy trì nền dân chủ. Chính vì lẽ đó, ông sẵn sàng cho đi hàng triệu USD tài sản cá nhân để tài trợ cho các dự án báo chí.

Dù rằng cuộc “cách mạng số” khiến cho việc đưa tin dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng kèm theo đó là những ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu nhập thiết yếu để duy trì công việc đưa tin. Có lẽ đã tới thời điểm những người đi đầu trong cuộc cách mạng này, những người hưởng lợi nhiều nhất cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

Theo Congluan

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây