Từ chiến dịch “Nhờ có bạn” của OPPO, văn hoá cảm ơn được khơi gợi lại một cách mạnh mẽ. Văn hoá cảm ơn, một lần nữa, đang tiếp tục định hình, nỗ lực đưa xã hội bước lên một tầm cao mới và giúp các doanh nghiệp sẵn sàng vươn lên vị thế dẫn đầu.

Theo Peter Economy – tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy như: Managing for Dummies, The Management Bible, Leading Through Uncertainty…, có 7 đối tượng mà bất cứ một doanh nhân, người chủ doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào cũng nên nói lời cảm ơn, nhất là vào dịp khởi đầu một năm. Bởi họ chính là những “thành phần” quan trọng trong hoạt động và phát triển của chính doanh nghiệp, đó là: Nhân viên; Khách hàng; Các nhà cung cấp; các Quản lý cấp trung; Người cố vấn; Người dân địa phương; Bạn bè và gia đình của bạn. Đây được xem là những đối tượng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt chu trình hoạt động của họ dù có xảyra chuyện gì.

‘Cảm ơn’ không dành riêng cho bất kỳ ai

Nói về dấu ấn của những câu chuyện liên quan đến văn hoá cảm ơn, hẳn nhiều người còn nhớ  trong lĩnh vực bóng đá tại Việt Nam, ngôi sao bóng đá Quang Hải không chỉ tỏa sáng nhờ tài năng của mình mà còn khiến cầu thủ của Malaysia cảm kích khi anh không dưới 2 lần giúp đối thủ vượt qua cơn chuột rút trong trận bóng với đội tuyển nước này hồi cuối năm 2019. Hành động này của anh và lời cảm ơn chân thành từ đối thủ đã làm cho hơn 40 ngàn khán giả tại sân vận động Mỹ Đình reo hò ủng hộ hành động nhân văn và mang tính văn hóa cao của Quang Hải. Chàng trai vàng của bộ môn bóng đá nam Việt Nam cũng được ghi nhận ở một đẳng cấp khác hẳn sau những hành động đẹp trên sân cỏ.

Văn hoá cảm ơn giờ đây không còn gói gọn trong đối tượng bạn bè, người thân… mà còn lan toả ra những mối quan hệ cạnh tranh đầy tính hữu nghị. Mỗi lời cảm ơn đều có những giá trị riêng, và một trong những giá trị to lớn nhất chính là thúc đẩy khám phá tột đỉnh.

Văn hoá cảm ơn, thúc đẩy những sáng tạo dẫn đầu

Năm 2020, một năm đánh dấu bước phát triển mới của OPPO với tham vọng bứt phá lên vị trí dẫn đầu – Tech Leader. Mới đây nhất, thương hiệu này tung chiến dịch mới, bắt đầu với hashtag #Nhờcóbạn, OPPO tạo sự thích thú trong cộng đồng và lan toả tính nhân văn của lời cảm ơn. Hàng triệu lời cảm ơn được gửi đích danh người nhận, từ đối tác, khách hàng đến các nhân sự trong công ty để tri ân những yêu thương, chia sẻ và nỗ lực đóng góp của họ, những người của OPPO, giúp thương hiệu này nhanh chóng chiếm giữ vị trí thứ 2 về thị phần tại Việt Nam. Bên cạnh đó, OPPO còn gửi lời cảm ơn chân thành đến đối thủ hàng đầu hiện nay là Samsung. Chiến dịch này cho thấy nét văn minh trong kinh doanh, ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ của OPPO trong hành trình tiến đến vị trí của những người dẫn đầu lĩnh vực công nghệ.

Doanh nghiệp muốn dẫn đầu, nên học nói cảm ơn
Trong chiến dịch này, OPPO cũng dùng biển quảng cáo để cảm ơn người dùng

Dù có không ít ý kiến khác nhau về việc cảm ơn đối thủ của nhãn hàng này, nhưng xét từ góc độ văn hoá, nên ghi nhận đây là một hành động diễn tả đúng bản chất của một lời cảm ơn. Bởi thực tế, chính sự cải tiến của đối thủ đã tạo ra động lực để doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cấp hơn. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể chạm đến những đỉnh cao mới, tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng để không bị thụt lùi so với đối thủ.

OPPO cũng đang chứng minh nỗ lực bằng một số thông tin về đợt ra mắt sản phẩm mới tại https://findx2-teasing.oppomobile.vn/ Với thông điệp “Vén màn những tột đỉnh”, giới công nghệ cho rằng, đây có thể là một sản phẩm vượt ra khỏi những chuẩn mực mà một chiếc smartphone cao cấp hiện nay đang sở hữu.

Doanh nghiệp muốn dẫn đầu, nên học nói cảm ơn
Nhiều sản phẩm đột phá về công nghệ ra đời nhờ vào sự cạnh tranh

Những đột phá trong công nghệ lẫn xã hội đều được nhìn nhận từ nỗ lực cạnh tranh, vươn lên của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Do đó, nhận thức được phải bày tỏ lời cảm ơn tức là doanh nghiệp không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, mà còn thể hiện khía cạnh tư duy của một người dẫn đầu. Hiểu theo một cách đúng hơn, khi một cá nhân hay một doanh nghiệp tự tin nói lời cảm ơn, tức là họ đã sẵn sàng để trở thành người dẫn đầu trong chính lĩnh vực mà họ theo đuổi.

Mỗi smartphone Find và chiến dịch cảm ơn đều là một cột mốc đáng nhớ của OPPO Việt Nam.

– Tháng 3/2013 – Find 5 – Một trong những chiếc smartphone có màn hình FullHD đầu tiên thế giới, ra mắt đánh dấu thương hiệu OPPO chính thức chào thị trường Việt Nam. Kèm theo đó chiếc Finder mỏng nhất thế giới lúc bấy giờ.
– Tháng 6/2014 – Find 7 ra mắt cùng bộ phim bom tấn Transformer 4- smartphone có màn hình 2K được ra mắt đầu tiên tại Việt Nam.
– Từ 2014 đến 2016, thị phần của OPPO từ vỏn vẹn 2,7% đã tăng lên 15,1% (2015) và đạt 21,5% thị phần sau 5 tháng. 2016 đưa OPPO chính thức trở thành thương hiệu lớn thứ 2 tại thị trường Việt Nam.
– Tháng 7/2018, OPPO trở thành thương hiệu smartphone lớn thứ 4 thế giới. OPPO ra mắt Find X (X là 10 năm) – được biết đến như một sản phẩm kỷ niệm, mà OPPO dành tặng để tri ân, cảm ơn người dùng.
– Tháng 2/2020, OPPO triển khai chiến dịch “Nhờ có bạn” với các thông điệp tri ân gửi đến người dùng, đối tác và đối thủ, hứa hẹn sự ra mắt những “Tột đỉnh công nghệ”, một thế hệ FINDX mới của người dẫn đầu!

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây