Facebook từ lâu đã không tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, thậm chí sẵn sàng lách qua luật pháp và các quy tắc quản lý của chính phủ.

Facebook vẫn theo dõi người dùng bất chấp mọi quy tắc

Vừa qua, “gã khổng lồ mạng xã hội” đã mạo hiểm cả cơn thịnh nộ của Apple, một công ty có sức mạnh không nhỏ trong khả năng tiếp cận người dùng, khách hàng và cả nhân viên của chính Facebook. Sự khao khát dữ liệu người dùng cuồng nhiệt đến nỗi công ty này sẵn sàng bất chấp mọi rủi ro tiềm ẩn.

“Việc Facebook cố tình bất tuân quy tắc của Apple để theo dõi hoạt động của người dùng điện thoại di động là một sự lạm dụng quyền lực đặc biệt nghiêm trọng”, Bennett Cyphers – chuyên gia công nghệ của Electronic Frontier Foundation cho biết.

Đây là điều mà Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, Quốc hội Mỹ, Liên minh châu Âu và những cơ quan quản lý khác nên ghi nhớ khi cố gắng tìm cách đối phó với sự thống trị thị trường của Facebook. Dữ liệu, thực tiễn bảo mật và chuỗi hành vi sai trái vô tận này xứng đáng bị trừng phạt. Dù dưới hình thức phạt tiền hay ký một cam kết tuân thủ luật pháp thì cũng sẽ phần nào ngăn chặn những công ty khác có hành vi tương tự.

Facebook quyết tâm giám sát người dùng iPhone

Facebook đã bắt đầu bằng ứng dụng Onavo thuộc sở hữu của chính công ty trên nền tảng của Apple. Mạng xã hội nói rằng ứng dụng này cung cấp một mạng riêng ảo và sắp xếp dữ liệu từ internet để bảo vệ hoạt động của người dùng khỏi bị giám sát.

Tuy nhiên thực tế đây là ứng dụng được thiết kế để cho phép chính Facebook giám sát tất cả mọi hoạt động của người dùng trên thiết bị di động của họ. Nhiều dữ liệu thu về đã mang lại cho công ty nhiều thông tin quan trọng về những đối thủ mới nổi, dẫn đến việc thu mua WhatsApp và sao chép các tính năng của Snapchat.

Năm ngoái, Apple đã cấm những ứng dụng tương tự, đồng thời tháo bỏ Onavo khỏi AppStore. Tuy nhiên Facebook đã không dừng lại ở đó.

Facebook vẫn theo dõi người dùng bất chấp mọi quy tắc

Từ năm 2016, theo một báo cáo trên TechCrunch, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã theo dõi người dùng thông qua một ứng dụng khác, có nhiều điểm tương đồng với Onavo, tên là Facebook Research. Công ty trả tiền cho người dùng độ tuổi từ 13 cài đặt ứng dụng và theo dõi những hoạt động của họ trên smartphone.

Thay vì cung cấp Facebook Research công khai trên AppStore, hãng đã tiếp cận người dùng một các lén lút. Nhờ vào bên thứ ba, công ty được thông qua quy trình của Apple, cho phép ứng dụng được tải theo cách phân phối nội bộ cho nhân viên. Rõ ràng đây là một sự cố ý vi phạm chính sách và quy tắc của Apple.

Facebook có thực sự bất khả xâm phạm?

Sau khi Apple cấm Onavo, công ty đã có thể xem xét dừng việc cung cấp Facebook Research. Nhưng không, cho đến thời điểm TechCrunch chia sẻ thông tin thì Facebook vẫn đang tiếp tục phát triển ứng dụng này.

Khi sự thật phơi bày, Apple đã lập tức đóng ứng dụng này và thu hồi chứng chỉ bảo mật Facebook sử dụng cho tất cả những ứng dụng được phân phối thông qua quy trình ứng dụng doanh nghiệp của Apple. Sự phản hồi của Táo Khuyết đã vô hiệu hóa mọi thứ, từ phiên bản thử nghiệm nội bộ của Facebook và Instagram đến các ứng dụng nội bộ mà nhân viên đang dùng, thực sự gây hỗn loạn cho công ty.

Có nhiều ý kiến khuyến khích và ủng hộ Apple tiến xa hơn, vô hiệu hóa luôn cả những ứng dụng tiêu dùng của Facebook hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi AppStore. Nhưng Apple đã không là thế mà khôi phục ứng dụng doanh nghiệp cho Facebook chỉ trong hai ngày.

Đây chỉ đơn giản là một cảnh báo rủi ro mà công ty có thể sẽ gặp phải nếu còn tiếp tục không tuân thủ nguyên tắc của Apple.

Điều này có thể khẳng định Facebook không thể chạm vào

Nếu Apple nhún nhường và không xử lý thỏa đáng các vi phạm của Facebook thì đây là một vấn đề có thể gây rắc rối. CEO Tim Cook từ lâu đã nói ông không phải fan hâm mộ của mạng xã hội. Chắc chắn ông sẽ không tìm cớ gì để đưa công ty này trở lại vị trí của mình.

Tuy nhiên, sự cố trên có vẻ kết thúc quá dễ dàng. Facebook đã được khôi phục chứng chỉ doanh nghiệp chỉ trong vòng hai ngày và Apple cũng không gỡ bỏ những ứng dụng tiêu dùng của công ty. Thậm chí mạng xã hội này còn không thừa nhận đã làm sai.

Hậu quả duy nhất công ty gánh chịu chỉ là phải ngừng Facebook Research. Trên thực tế, toàn bộ tranh chấp chỉ là một mô hình điển hình của Facebook – đẩy ranh giới, bị bắt, xin lỗi hoặc rút lui, sau đó tẩy sạch sai trái và lặp lại.

Những nhà hoạch định chính sách nên nghiên cứu sự cố này kỹ hơn. Thực tế tranh chấp đã cho thấy, Facebook nghĩ rằng họ là một công ty không phải trả lời cho bất kỳ ai.

Theo: BusinessInsider

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây