Universal Robots, công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) có trụ sở tại Đan Mạch, cho rằng các nhà sản xuất Việt Nam cần đẩy mạnh triển khai giải pháp tự động hóa robot để duy trì lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất hiệu quả, đón đầu thời kỳ phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động và gián đoạn liên tiếp, một trong những thách thức đặt ra với doanh nghiệp là thúc đẩy giải pháp tự động hóa, từ đó tối ưu hoá năng lực sản xuất. “Robot cộng tác” là thế hệ robot mới, ra đời nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lắp ráp hoàn toàn thủ công với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động. Theo Universal Robots, những cobot này có khả năng cải thiện năng suất cho ngành sản xuất của Việt Nam lên đến 30%.

Giải pháp tự động hóa robot giúp tăng lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất

“Cobot đặc biệt phù hợp với thị trường Việt Nam, nơi con người và robot cùng thực hiện công việc trong cùng một dây chuyền sản xuất. Với sự hỗ trợ của cobot, các nhà sản xuất trong nước có thể đạt hiệu quả cao hơn và gia tăng năng suất một cách nhanh chóng”, Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Universal Robots, chia sẻ.

Ngành sản xuất là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, năm 2018 đóng góp 16% GDP của cả nước, đạt giá trị 886,58 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, ngành sản xuất tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp, giúp duy trì mức tăng trưởng cao 8,86%. Dù vậy, mức độ tự động hóa bình quân của các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn ở mức thấp. Tự động hóa robot có khả năng tăng năng suất và tăng trưởng GDP của Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người lao động và mở ra nhiều cơ hội trên thị trường cho các doanh nghiệp.

Theo Universal Robots, nhiều doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa robot đã tăng sản lượng lên đến 300%, giảm tỷ lệ phát sinh lỗi 90% và tăng thêm 20% lợi nhuận. Công ty này đang tập trung vào những ngành chủ chốt như điện tử, xe hơi, bán dẫn, thực phẩm và đồ uống, nội thất và sản phẩm tiêu dùng.

Theo ABI Research, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm đối với mảng cánh tay robot kỳ vọng đạt 11,8 tỷ USD đến năm 2030, tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

Giải pháp tự động hóa robot giúp tăng lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất

Universal Robots đang có 7 mẫu cánh tay robot cộng tác đơn giản, linh hoạt gồm: UR3, UR5, UR10 thuộc dòng series CB3; UR3e, UR5e, UR10e và UR16e thuộc dòng e-Series. Toàn bộ đều được đặt tên theo tải trọng, tính bằng kg. Với khả năng xoay linh hoạt 360 độ tất cả các khớp, cho phép hoạt động trong không gian nhỏ hẹp, những mẫu robot này có thể gắn trên sàn, trần và tường tùy thích. Thay vì phải có lập trình viên giỏi, cobot có sẵn giao diện người dùng bằng màn hình cảm ứng kích cỡ như một chiếc máy tính bảng. Người dùng có thể điều khiển cánh tay robot bằng các thao tác di chuyển trên màn hình.

Universal Robots đang có hệ thống nhà phân phối ở Việt Nam. Nếu quan tâm, người dùng có thể tham khảo thêm tại: https://www.universal-robots.com/distributors/

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây