Những mẫu điện thoại cũ có thể không còn đủ hiệu năng để sử dụng hàng ngày trong cuộc sống hiện đại, nhưng nếu còn bật lên được, chắc chắn máy vẫn hữu ích.

'Hô biến' điện thoại cũ thành camera an ninh

Có một vài cách để tận dụng một chiếc điện thoại cũ, ví dụ làm thiết bị chuyển kết nối với loa thông minh Google Home (hay HomePod), màn hình theo dõi trẻ sơ sinh (ở phòng khác)… Hoặc người dùng cũng có thể biến thiết bị thành camera an ninh lắp trong gia đình để theo dõi nhà dù đang ở bất kỳ đâu theo các bước dưới đây.

Bước 1: cài đặt ứng dụng camera an ninh lên điện thoại

Việc đầu tiên phải làm là chọn một phần mềm có thể biến chiếc smartphone cũ thành camera an ninh. Đa phần ứng dụng hiện nay cung cấp nhiều tính năng tương tự nhau, ví dụ kết nối nội mạng để xem, theo dõi qua đám mây, ghi và lưu trữ video, điều khiển từ xa, phát hiện chuyển động, báo động… Một số chương trình cho phép kết nối đa nền tảng (Android, iOS).

Sau khi lựa chọn và cài đặt thành công, người dùng có thể xem được toàn bộ không gian cần theo dõi qua camera của máy và điều khiển từ bất kỳ đâu thông qua chiếc smartphone khác đang sử dụng.

'Hô biến' điện thoại cũ thành camera an ninh

Một ví dụ đáng thử là Alfred, phần mềm miễn phí cho phép người dùng điều khiển từ xa, phát hiện chuyển động và cảnh báo, lưu trữ đám mây, thu audio 2 chiều và có thể sử dụng cho cả camera trước lẫn sau. Tuy nhiên để có thêm nhiều tính năng hơn như độ phân giải cao, ghi lại video, zoom… người dùng sẽ phải mất một khoản chi phí nhất định.

Để sử dụng, người dùng cần tải Alfred về cài trên cả máy cũ lẫn máy mới. Trên máy mới, bỏ qua các bước hướng dẫn và nhấn Start (Bắt đầu), chọn Viewer (Máy xem, để phân biệt với máy theo dõi) rồi Next (Tiếp theo). Khi tới bước đăng nhập, chọn tài khoản Google muốn sử dụng.

Trên điện thoại cũ, lặp lại các bước tương tự nhưng thay vì chọn Viewer thì chọn Camera rồi đăng nhập vào cùng tài khoản Google như trên máy mới.

Khi cả hai máy cùng đăng nhập một tài khoản vào Alfred, công việc đã gần như hoàn thành. Sẽ có một vài tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu khác nhau của từng người dùng trên ứng dụng này.

Bước 2: Chọn vị trí đặt camera

Vị trí đặt camera rất quan trọng vì phải thu được không gian chính cần theo dõi vào khung hình (có thể là toàn bộ phòng khách, sân vườn hay nơi cất những món đồ giá trị…). Nếu có nhiều điện thoại cũ, người dùng hoàn toàn có thể kết nối đa thiết bị với nhau để tạo ra một mạng quan sát rộng khắp.

Bước 3: Cố định vị trí và cấp nguồn điện cho camera

Để cố định máy, chân đế giữ camera (tripod) là công cụ nên sử dụng, hoặc không có thể chọn cốc giữ điện thoại (loại dùng trên xe) hay bất kỳ thiết bị nào có thể giữ máy đứng im ở đúng vị trí mong muốn.

Trong trường hợp cần một góc nhìn rộng hơn khả năng quan sát của camera, người dùng có thể chọn thêm các loại thấu kính góc rộng gắn ngoài có giá bán rất rẻ trên mạng hoặc các cửa hàng chuyên phụ kiện điện thoại.

Việc quay và truyền video trực tiếp không ngừng nghỉ tiêu tốn rất nhiều điện năng, nhất là khi camera an ninh phải hoạt động 24/7. Để giúp điện thoại không sập nguồn giữa chừng, tốt nhất hãy đặt máy gần nguồn điện và cắm sạc.

Theo Cnet

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây