Hợp tác với đại học Quốc gia Singapore (NUS), dự án nghiên cứu của Kaspersky Lab là một trong 9 dự án an ninh mạng được trao giải bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore với tổng số tiền tài trợ lên đến 15,6 triệu USD.

Tin từ Kaspersky Lab, chính phủ Singapore đã trao giải thưởng cho dự án nghiên cứu của công ty về một phương pháp tiên tiến xác định nguồn của các mã độc APT với khoản tài trợ như một phần trong nỗ lực nghiên cứu và phát triển không gian mạng (R&D) của thành phố.

Singapore đầu tư vào dự án nghiên cứu an ninh mạng của Kaspersky Lab

Được ra mắt vào tháng 11/2016, Chương trình Trợ giúp Cải tiến về Nghiên cứu và Phát triển An ninh mạng Quốc gia của Singapore đã nêu bật tiềm năng chuyển đổi và triển khai các ý tưởng và công nghệ anh ninh mạng. Chương trình xác định 3 lĩnh vực ưu tiên là: An ninh quốc gia, Cơ sở hạ tầng quan trọng và “quốc gia thông minh”.

Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm đến các dự án nghiên cứu nhằm kiểm tra các lĩnh vực công nghệ chủ chốt bao gồm phát hiện các mối đe dọa, phân tích, phòng thủ và bảo vệ hệ thống IoT, và bảo mật theo thiết kế cũng như kiểm tra các công nghệ mới nổi.

Trong số 23 đề xuất nhận được, chỉ có 9 dự án được lựa chọn dựa trên tầm quan trọng của chúng để tạo ra tác động ở Singapore và có thể ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày của công chúng.

Kaspersky Lab đã làm việc với NUS để phát triển dự án nghiên cứu với tựa đề “Phân bổ nguồn gốc phần mềm độc hại thông qua phân tích tính năng đa chiều” để tạo các giải pháp tự động, giúp các nhà phân tích và nhóm phản hồi an ninh mạng hiểu được các điểm tương đồng trong phần mềm độc hại được sử dụng trên các cuộc tấn công mạng, đồng thời xác định rõ hơn những kẻ tấn công một cách nhanh chóng.

Các chuyên gia bảo mật thường dựa vào lịch sử của các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại để xác định nguồn gốc có thể có của các tác nhân đe dọa. Họ thu thập bằng chứng sau các cuộc tấn công mạng, giống như nghiên cứu APT đối với cổ sinh vật học, nơi các nhà phân tích phần mềm độc hại đào sâu và thu thập phần mềm độc hại, lập bản đồ, phân tích các cuộc tấn công và theo dõi các hacker để khám phá và tìm ra.

Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu, Kaspersky Lab khu vực APAC cho biết: “Chúng tôi quyết định tham gia vào cơ hội này do NRF cung cấp vì nó mở ra một trang mới đối với nỗ lực nghiên cứu của Kaspersky Lab ở Châu Á. Chúng tôi hy vọng rằng công nghệ mới được phát triển cùng với NUS sẽ giúp cải thiện tốc độ nghiên cứu của chúng tôi khi nói đến mã nguồn. Chúng tôi muốn có những giải pháp thực tiễn sẽ được áp dụng và có lợi cho chúng tôi và cả với tất cả các cơ quan Singapore quan tâm.”

Singapore là một trong những quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà Kaspersky Lab đã và đang làm việc rất chặt chẽ về an ninh mạng. Vào năm 2015, Eugene Kaspersky đã được bổ nhiệm làm thành viên của Nhóm Tư vấn Quốc tế cho Chương trình nghiên cứu và phát triển An ninh mạng Quốc gia của Singapore, năm đó Kaspersky Lab cũng đã mở trụ sở APAC tại Singapore.

Một trong những nỗ lực giữa Kaspersky Lab và Singapore là chương trình phát triển kỹ năng thông qua Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), nơi các sinh viên có trình độ cao được đào tạo tại trụ sở an ninh mạng ở Moscow với tư cách là các nhà phân tích phần mềm độc hại sơ cấp. Trong số năm sinh viên đã được đào tạo về an ninh mạng một năm, một trong số họ hiện đang làm việc với Kaspersky Lab, hai người đang làm việc cho Cơ quan an ninh mạng tại Singapore và hai người đang làm việc cho một công ty tư nhân ở Singapore.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây