Tiêu biểu cho những bước tiến lớn đối với việc chơi game của Apple là phiên bản Resident Evil Village cho iPhone 15 Pro, iPad M1 và M2.

Apple đã có những bước tiến lớn đối với việc chơi game trên Mac trong nhiều năm trở lại đây, mới nhất là hai tựa game Resident Evil Village và No Man’s Sky, kèm theo đó là Bộ công cụ chuyển đổi trò chơi (Game Porting Toolkit) cho phép Mac chạy các game trên PC. Những động thái đó đồng thời có lợi cho hai hệ điều hành khác của Apple là iOS và iPad OS, tiêu biểu nhất trong năm nay là phiên bản Resident Evil Village cho iPhone 15 Pro và hai phiên bản iPad M1 và M2.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Một phiên bản game được hứa hẹn là mang lại đầy đủ trải nghiệm Next Gen, bằng cách nào đó có thể chạy được trên một thiết bị nằm gọn trong lòng bàn tay. Chúng ta sẽ đánh giá Village trên một chiếc iPhone 15 Pro hoàn toàn mới để xem liệu trải nghiệm hoàn hảo trên PC và Console có được tái hiện trên một thiết bị cầm tay hay không, hay đây chỉ là một động thái nhằm ưu tiên cho các thiết bị di động?

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhấn mạnh rằng Resident Evil Village trên iPhone cực kỳ tuyệt vời. Những nỗ lực tạo ra một phiên bản với chất lượng hình ảnh sánh ngang các Console hiện hành của nhà phát hành là không thể chối cãi. Không ngoa khi nói rằng Village là tựa game di động đẹp nhất từ trước đến nay. Chất lượng đổ bóng và mật độ vật thể thực sự nổi bật trên một màn hình chỉ 6 inch, hoàn toàn không có sự thay đổi hoặc cắt giảm nào về mặt đồ họa so với các phiên bản Console và PC.

Toàn cảnh Resident Evil Village trên iPhone 15 Pro

Village về cơ bản là phiên bản của Mac chạy trên iPhone, tất cả các tùy chỉnh về đồ họa đều được giữ nguyên. Có hàng loạt các lựa chọn để tinh chỉnh giống như một game PC. Do đó, người chơi hoàn toàn có thể thay đổi chất lượng đồ họa ý mình. Vậy hãy thử kiểm tra xem các tùy chỉnh này hoạt động ra sao. Để thử nghiệm, độ phân giải của game sẽ được giữ ở mức tối đa, còn các tùy chỉnh khác sẽ được thay đổi cho phù hợp.

Lựa chọn quan trọng nhất cần chú ý ở đây là MetalFX Upscaling, một lựa chọn upscale của riêng Apple với hiệu quả về mặt hình ảnh tương đương DLSS. Tuy nhiên không giống như phiên bản trên Mac, số điểm ảnh của phiên bản iPhone chỉ khoảng 0.4x trên mỗi trục tọa độ thay vì 0.5x, do đó chất lượng hình ảnh sẽ không được rõ một chút so với các phiên bản khác. So với độ phân giải gốc, Village đã tạo ra được đồ họa rõ nét và chi tiết.

Tương tự như các phiên bản Mac và PC của Resident Evil Village trước đó, không rõ liệu hiệu ứng khử răng cưa TAA trên phiên bản iPhone có đang hoạt động ổn định hay không, điều này càng làm cho MetalFX trở nên sáng giá. Tuy nhiên, MetalFX vẫn tiếp tục gặp vấn đề với các vật thể có thể nhìn xuyên thấu, ví dụ như các mô hình nhánh cây 2D hoặc bề mặt sông, do đó thường có thể thấy một số chi tiết bị vỡ hoặc để lại bóng mờ.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Hiệu năng cũng là một chi tiết đáng quan tâm. Khi bật MetalFX ở chế độ ưu tiên chất lượng trải nghiệm, số khung hình sẽ tăng lên khoảng 40%, con số này thấp hơn so với phiên bản Mac với số khung hình tăng lên đạt khoảng 70% khi sử dụng upscale thông dụng. Điều này cho thấy có thể quá trình upsampling sẽ nặng hơn một chút trên phiên bản iPhone, hiện tượng này khá giống với việc sử dụng DLSS 2 trên các GPU Nvidia đời cũ.

MetalFX hoạt động dựa trên AI tự học (machine learning) và sử dụng A17 Pro Neural Engine. Dù vậy vẫn chưa thể xác nhận được liệu sự tụt giảm hiệu năng này là do GPU thấp hay là do Neural Engine. Tuy nhiên, cho dù hiệu suất có giảm đi đôi chút thì những hình ảnh được tạo ra từ MetalFX vẫn hoàn toàn chấp nhận được, đặc biệt là ở các độ phân giải khác cao hơn.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Ngoài các lựa chọn upscale, các tùy chỉnh khác trên phiên bản iPhone texture filter, ambient occlusion và shadows hầu như ít tác động đến hiệu năng. Volumetric lighting ban đầu được cho là ứng cử viên số một trong việc làm giảm suất, tuy nhiên khi điều chỉnh, sự xuất hiện của hiệu ứng volumetric vẫn không thay đổi. Ngay cả khi tắt tùy chỉnh này và khởi động lại, các hiệu ứng volumetric ở độ phân giải cao vẫn tồn tại. Do đó, có thể tùy chọn này không thật sự hoạt động.

Theo màn hình hiển thị setting của Village, tăng chất lượng texture, shadow, và sử dụng shadow cache đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ bộ nhớ. Khi cả ba lựa chọn đều được đẩy lên mức tối đa game sẽ crash trong vòng 30 giây. Tất cả các thiết bị cảm ứng có thể chơi được Village bao gồm iPhone 15 Pro và iPad M1/M2 đều có ít nhất 8GB RAM, trong đó khoảng 6GB được dành cho ứng dụng. Tuy nhiên, có lẽ như vậy là chưa đủ để sử dụng các lựa chọn nặng ký này.

Cuối cùng, có một lựa chọn đã bị loại bỏ là ray tracing. Mặc dù phần cứng của A17 Pro có khả năng đáp ứng nhưng Capcom chọn không sử dụng nó ở đây. Hoàn toàn dễ hiểu khi các thông số kỹ thuật phần cứng còn rất hạn chế.

SettingRecommended
Screen resolution1952×900
MetalFX upscalingQuality
Texture qualityMedium (0.5GB)
Texture filter qualityHigh (ANISO x4)
Mesh qualityHigh
Ambient occlusionFidelityFX CACAO
Volumetric lighting qualityLow
Subsurface scatteringOn
Shadow qualityLow
Contact shadows, shadow cache, bloom, lens flare, depth of fieldOn
Film noise, lens distortionOff

Đây là thiết lập đồ họa được dùng để thử nghiệm. Đây là các thiết lập cân bằng giữa hiệu năng và hình ảnh. Nâng các lựa chọn không gây ra tụt giảm khung hình và giảm các lựa chọn gây nặng cho RAM cùng với độ phân giải trung bình.

Thật không may khi phải nói ngay cả với các thiết lập đồ họa được cân nhắc cho việc tối ưu hóa, hiệu suất của Village trên iPhone 15 Pro khá kém. FPS hoàn toàn chấp nhận được, nhưng việc mất ổn định khung hình xảy ra ở khắp mọi nơi. Việc khung hình trồi sụt bất thường kèm theo giật lắc khiến việc thưởng thức Village gần như bất khả thi.

Giới hạn ở 30fps cải thiện tình trạng này, nhưng tốc độ khung vẫn không có cải thiện. Ngoài ra còn có lựa chọn giới hạn 60fps, nhưng iPhone bị hạn chế bởi CPU nên việc giảm các tùy chỉnh đồ họa vẫn không đủ để game có thể đạt được mức 60fps. Do đó, mặc dù game đã rất chật vật để đạt tới cột mốc 30fps thì đây vẫn là lựa chọn tốt nhất tại thời điểm hiện tại.

Để tóm tắt, iPhone 15 Pro sẽ sánh ngang với các thiết bị di động có thể chạy được các game ở mức thiết lập cao.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Khi so sánh với Steam Deck của Valve, Steam Deck chạy nhanh hơn khoảng 50% trong hầu hết các trường hợp mặc dù ở độ phân giải 1080p, cao hơn 18% so với iPhone 15. Tất nhiên, đây không phải là một so sánh chuẩn và công bằng, Steam Deck tiêu thụ năng lượng của một chiếc iPhone và sở hữu APU 15 watt tương đối mạnh kém theo hệ thống tản nhiệt. Lõi silicon 3nm của A17 Pro đang hoàn thành tốt công việc của nó, giúp đạt được hiệu suất ổn định ngay cả với iPhone, cho dù kết quả cuối cùng không hẳn tốt.

Trên iPad Pro M1 2021, hiệu suất có cải thiện và ổn định hơn. Tuy nhiên, Village lại không thể đạt được độ phân giải như trên iPhone. Chúng ta có số điểm ảnh nhiều hơn 19% nhưng bị trải đều ra màn hình 16:9 của iPad. Dù vậy iPad vẫn đạt được hiệu suất khá tốt dù không thật sự nổi bật.

Nếu chỉnh tất cả tùy chọn đồ họa trên cả hai phiên bản iPhone và iPad đến các giá trị thấp nhất để xác định hiệu suất CPU thì kết quả cho ra chênh lệch hiệu suất giữa các CPU không đáng kể. Điều này cho thấy giữa CPU hai lõi trên iPhone và bốn lõi trên iPad, dù cả hai đều có bốn lõi hiệu suất nhưng lại không gây ra tác động trực tiếp nào đến hiệu suất hoạt động của Village.

Và dù hiệu suất hình ảnh chỉ thuần dựa trên CPU cho ra các kết quả tích cực, những màn chơi về cuối game mang đến những áp lực về đồ họa lên hệ thống nhiều còn nhiều hơn nữa.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Cuối cùng là MacBook Pro 16 inch 2021 với cấu hình cao cấp kèm chip M1 Max. kết quả cho ra tốt gấp bốn lần iPhone kể cả ở độ phân giải cao nhất, điều này hoàn toàn dễ hiểu với GPU 10 teraflop và CPU 10 lõi của MacBook Pro.

So sánh giữa hai thiết bị quá khập khiễng, nhưng nó cho thấy Resident Evil Village có thể hoạt động ổn định tới mức nào nếu được bổ sung phần cứng trong khi vẫn sử dụng các chip và API tương tự. Village là một trò chơi hoạt động hoàn toàn ổn định trên các thiết kế của Apple, nhưng để nó hoạt động tốt trên một thiết bị như iPhone thì cần một sự đầu tư đặc biệt.

Bỏ qua các chỉ số thiết lập và các số liệu về hiệu suất, Village thực sự hoạt động như thế nào trên iPhone? Nỗi khiếp sợ đầu tiên mà người chơi phải đối mặt không phải là những đoàn người sói hung tợn mà là thiết kế điều khiển cảm ứng. Resident Evil Village tái hiện đầy đủ thiết kế điều khiển hiện đại nhưng lại thông qua các nút mờ trên màn hình, một sự lựa chọn không thể tệ hơn. Về lý thuyết, Village có thể hoàn toàn chơi được, nhưng thoải mái hay không lại là một câu chuyện khác.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Trong quá trình chạy, iPhone trở nên nóng bất thường, và thậm chí đôi khi có thể vô hiệu hóa các chức năng hệ thống như đèn flash, sạc,…nếu hệ thống phải vận hành quá tải trong một thời gian dài. Vấn đề này xảy ra khi đang chơi trên TV thông qua cổng video, tuy nhiên không loại trừ khả năng điều này cũng xảy ra khi chơi bình thường. Không có hệ thống tản nhiệt, iPhone phải tự phân bố xấp xỉ 4.5w năng lượng trong thời gian dài, điều mà rõ ràng đã không đạt được hiệu quả như mong đợi.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Tổng kết lại, hãy xem như Resident Evil Village là một phép thử đối với khái niệm iPhone chơi game cao cấp. Capcom đã mang đến một phiên bản chơi được, hình ảnh tuyệt vời cùng các công nghệ tiên tiến lên một thiết bị cầm tay nhỏ. Công nghệ MetalFX hoạt động rất tốt trên Mac cũng có khả năng thích ứng với các phần cứng hạn chế, mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời với hiệu suất tăng đáng kể.

Điện thoại thông minh hiện đại rất mạnh, và chúng ta đang nhìn vào mức đồ họa có thể nói là ngang hoặc thậm chí vượt qua thế hệ Console gen-8. Một kết quả thật sự thú vị.

Mặt khác, thật khó để có thể đề nghị một ai đó trải nghiệm Resident Evil Village trên iPhone. Hiệu suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự trồi sụt khung hình kèm theo đó là giật lắc nghiêm trọng. Điều khiển cảm ứng là một trải nghiệm kinh khủng và nếu sử dụng các gamepad ngoài lại có độ trễ cao. Menu cài đặt quá phức tạp và khó hiểu, một số lựa chọn còn gây crash cho game.

toan-canh-resident-evil-village-tren-iphone-15

Tuy vậy vẫn còn đó hy vọng về những tựa game cho iPhone sắp tới, như Death Stranding và Assassin’s Creed Mirage. Tiềm năng trở thành một nền tảng chơi game thực thụ của iPhone vẫn rất lớn. Phần cứng sẵn có, với hiệu suất cao và các tính năng đồ họa tiên tiến, các API đã hoàn thiện và nhiều tính năng nổi bật. Tuy nhiên, cần có một game được hoàn thiện tốt hơn Resident Evil Village để những tài nguyên đó có thể thực sự được sử dụng hoàn hảo.

Capcom cũng có kế hoạch đưa ra phiên bản Resident Evil 4 cho iPhone, và hãy hy vọng họ sẽ rút ra vài bài học từ phiên bản Village. Có thể việc chỉ lấy trải nghiệm của phiên bản Mac và tùy chỉnh đồ họa một chút không phải là cách tiếp cận đúng đắn cho iPhone. Có lẽ iPhone cần một sự chú ý đặc biệt để có thể khai thác hết nền tảng độc đáo của chính mình.

Theo Eurogamer

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo