Apple đã từng lâm vào bờ vực phá sản sau khi Steve Jobs bị sa thải. Khi được quay trở lại, ông đã có nhiều chiến lược để hồi sinh Apple và đưa nó thành công ty có giá trị nhất thế giới hiện nay. Nhưng nếu bạn chỉ thấy qua các bộ phim, có lẽ đó chỉ là một nửa câu chuyện.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Năm 1996, CEO của Apple lúc đó là Gil Amelio đã đàm phán thỏa thuận mua lại NeXT (công ty máy tính thuộc sở hữu của Jobs sau khi ông bị sa thải khỏi Apple) với hy vọng rằng ông sẽ mang đến tầm nhìn chiến lược để khôi phục lại công ty. Jobs đã đưa ra điều kiện: nếu Apple được cứu thì ông sẽ sa thải CEO Gil Amelio, ông sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Và Jobs cũng chấp nhận sự giúp đỡ từ các đối thủ như Microsoft để duy trì Apple.

Dưới đây là quá trình Steve Jobs đã giúp hồi sinh Apple

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Vào cuối năm 1996, Apple đã công bố kế hoạch đưa người đồng sáng lập Steve Jobs trở lại sau 11 năm ông rời công ty bằng cách mua lại công ty NeXT với giá 429 triệu USD. Chỉ trong thời ngắn sau đó, CEO của Apple – Gil Amelio đã có buổi phát biểu tại Macworld Expo vào tháng 1-1997, một sự kiện dành cho những người đam mê máy Mac, với vai trò là một diễn giả chính.

NeXT lúc này đã có chỗ đứng trong phân khúc máy tính đồ họa chuyên sâu với màn hình tiên tiến dành cho các trường đại học và ngân hàng. Apple hy vọng Jobs sẽ khôi phục sản xuất Mac, thời điểm này có lúc cổ phiếu của hãng đã đi xuống thấp nhất trong vòng 12 năm dưới sự lãnh đạo của Amelio và mất uy tín trầm trọng.

Vào ngày 4-7 năm 1997, Jobs đã thuyết phục hội đồng quản trị của Apple sa thải Amelio và đảm nhiệm CEO tạm thời, và sau đó là vĩnh viễn. Tháng 8-1997, Jobs đã lên sân khấu Macworld Expo để thông báo rằng Apple đã nhận khoản đầu tư 150 triệu USD từ đối thủ lâu năm của mình là Microsoft. “Chúng tôi sẽ nhận tất cả sự giúp đỡ “, Jobs cho biết, mặc cho nhiều tiếng la ó từ phía khán giả.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Năm 1997, tình hình tài chính của Apple rất tồi tệ. Giám đốc điều hành Dell – cũng là người sáng lập, Michael Dell – một trong những đối tác lớn nhất của Microsoft, đã từng phát biểu rằng: nếu gặp phải tình trạng như vậy và ở vị trí của Jobs, ông sẽ đóng cửa công ty và trả tiền lại cho các cổ đông.

Nhưng vào đầu năm 1998, tại hội chợ triển lãm Macworld diễn ra ở San Francisco, Jobs kết thúc bài phát biểu của mình với thông báo “One More Thing”- sau này thành câu nói quen thuộc của ông tai các buổi ra mắt sản phẩm: Nhờ tầm nhìn sản phẩm của Jobs và sự giúp đỡ của Microsoft, Apple cuối cùng cũng đã có lợi nhuận.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Cũng trong năm 1998, Jobs đã thuê Tim Cook để phụ trách các hoạt động trên toàn thế giới của Apple. Cook đã ở lại với công ty, cuối cùng như ai cũng biết, đã trở thành giám đốc điều hành hiện tại.

Thời điểm này, Jobs là CEO của Apple và Pixar Studios, lúc đó ông đã trở thành nhà đầu tư chính sau khi tài trợ cho Pixar 10 triệu USD. Jobs đã điều hành sản xuất phim Toy Story vào năm 1995.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Đằng sau hậu trường, Jobs đã tạo nên sự thay đổi lớn cho nhân viên của Apple. Theo Jobs, nhà ăn của Apple có nhiều thức ăn tốt hơn, và các nhân viên đã bị cấm mang vật nuôi của họ vào khuôn viên công ty. Ông muốn mọi người tập trung vào Apple.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Gần đúng một năm sau đó, Microsoft đầu tư tiền mặt vào. Tháng 8-1998, Apple phát hành iMac, một máy tính All-in-one hiếm hoi lúc bấy giờ có hiệu suất cao. iMac là sự hợp tác giữa Jobs và tài năng mới Jonathan Ive.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Đây là lần đầu tiên thế giới có mẫu máy tính nhiều màu sắc nhờ thiết kế của Jonathan Ive. iMac đã tạo ra bước đột phá rất cần thiết lúc này giúp Apple bán 800.000 máy trong 5 tháng đầu tiên.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Mẫu máy này ban đầu được Jobs đặt tên là MacMan. Sau đó Ken Segall, giám đốc quảng cáo của Apple vào thời điểm đó, đề nghị đặt tên là iMac. “i” là “internet”, vì nó chỉ tốn có hai bước để kết nối với các trang web. Tuy nhiên, Apple cũng cho biết nó là viết tắt của ” individuality” và “innovation” nghĩa là cá nhân và sự đổi mới .

Năm 1999, Apple giới thiệu iBook, nó như là một phiên bản cấp thấp của iMac nhằm cố gắng nhân rộng dựa vào những thành công của iMac,

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Apple tiếp tục có những bước tiến ấn tượng vào năm 2001, khi Mac OS X đã được phát hành. Apple đã không thay đổi thiết kế Mac OS 8 và 9, OS X là có thiết kế độc đáo, chủ yếu dựa trên công nghệ Unix BSD và cốt lõi của máy tính NeXT.

Từ đây, mọi thứ bắt đầu di lên và thay đổi nhanh chóng đối với Apple. Năm 2001, Apple mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình, ở Virginia và California. Trong tháng 10, bên cạnh việc bán máy Mac, Apple ra mắt thêm iPod, máy nghe nhạc kỹ thuật số với khả năng lưu trữ 1.000 bài hát trong túi của bạn. iPod thực sự đã có một khởi đầu chậm, chủ yếu là bởi vì giá của nó quá đắt: 399 USD, và chỉ hỗ trợ mỗi máy tính Mac.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Năm 2003, Apple đã mở ra iTunes Music Store, với mô hình định giá mới lạ: mỗi bài hát giá 0.99 USD, để biến iPod thành một trung tâm đa phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Cùng thời gian đó, cả iTunes và iPod hỗ trợ người dùng Windows, đó là bước nhảy vọt máy nghe nhạc của Apple.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Nhưng trong năm 2003, Jobs nhận được thông tin ông bị ung thư tuyến tụy trong lúc Apple đang đi lên. Ông bí mật giữ điều này cho đến khi chia sẻ tin tức với các nhân viên vào năm 2004.

Chỉ trong sáu năm, Apple đã đi lên từ một công ty yếu kém, từng là trò cười trong giới công nghệ để trở thành một đối thủ đáng gờm của các công ty khác. Và từ năm 2003-2006, giá cổ phiếu đã tăng từ 6 USD thành 80 USD. Apple đã tụt lại phía sau Microsoft về thị phần, nhưng hãng lại kiếm được nhiều tiền hơn. Apple đã thuê các người nổi tiếng như U2 và John Mayer để quảng bá tại các sự kiện của công ty.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Qua nhiều năm, Apple của Jobs nhận thấy cần phải mở rộng chuyên môn thiết kế của nó để tạo ra một thiết bị màn hình cảm ứng mới. Năm 2004, Jobs đã lập dự án Purple, dưới sự giám sát của mình và Ive phụ trách, để phát triển một thiết bị màn hình cảm ứng. Ban đầu, Jobs đã hình dung nó như một tấm bảng lớn, nhưng cuối cùng nó trở thành định nghĩa cho điện thoại di động.

iPod chững lại. Đến năm 2005, đã có thêm iPod, iPod Mini, iPod Nano và iPod Shuffle mới nhằm giảm dần kích thước. Cùng năm đó, Apple giới thiệu iPod mới với khả năng chơi video và có thể mua phim và video trên iTunes.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Trong năm 2005, Motorola đã giới thiệu ROKR, điện thoại mà hãng hợp tác với Apple. Đây là điện thoại đầu tiên có thể chơi nhạc từ iTunes Music Store. Nhưng nó đã bị hạn chế chỉ có thể lưu trữ 100 bài hát do giới hạn trong phần mềm.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Năm 2006, Jobs đã có bước đi lớn để cứu mảng máy tính Mac. Cựu CEO John Sculley đã bắt Apple dùng các bộ xử lý PowerPC đắt tiền, trong khi các nhà sản xuất PC lớn của Windows dùng chip Intel. Nó đồng nghĩa với việc tất cả các máy Mac sẽ có giá đắt hơn và khó khăn để phát triển phần mềm. Nhưng vào năm 2006, Apple giới thiệu MacBook Pro cùng iMac mới, cả hai đều đi kèm với bộ xử lý Intel. Đây cũng có nghĩa là lần đầu tiên bạn có thể cài đặt Windows trên máy Mac.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Apple tiếp tục đi lên. Năm 2006, Apple Store mở ra ở trung tâm Manhattan với cấu trúc thủy tinh khối độc đáo, làm cho nó hiện đại nhất thành phố New York. Nhưng tại thời điểm này, sức khỏe của Jobs đã bắt đầu suy yếu, và mọi người bắt đầu chú ý.

Tuy nhiên, năm 2006 cũng đánh dấu một chiến thắng cá nhân cho Jobs. Ông đã gửi email này đến mỗi nhân viên của Apple. “Michael Dell không phải là hoàn toàn dự đoán chính xác xu hướng tương lai. Dựa trên thị trường chứng khoán gần đây, Apple có giá trị cổ phiếu cao hơn Dell và Dell đang đi xuống. Điều có thể khác nhau vào ngày mai, nhưng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm phản ánh thực lực công ty hiện nay.”

Sau nhiều năm suy nghĩ, Jobs đã chính thức công bố iPhone tại Macworld Expo vào tháng 1-2007. Nó kết hợp giữa các tính năng âm nhạc của iPod với một màn hình cảm ứng mà không cần bút stylus, không giống như hầu hết các thiết bị di động tại thời điểm đó. Và Safari của iPhone là trình duyệt web đầu tiên đầy đủ tính năng trên điện thoại.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Các đơn vị truyền thông thích thú gọi nó là “điện thoại chúa Jesus.” Các Fan vui mừng cắm trại ở phía trước các Apple Store để được mua sớm nhất. iPhone là thành công lớn của Jobs, chỉ trong vòng 74 ngày kể từ ngày ra mắt tháng 8-2007, Apple đã bán được 1 triệu máy.

Trong năm 2008, Apple đã phát hành bản nâng cấp đầu tiên của iPhone: iPhone 3G. Nó có tốc độ mạng nhanh hơn, nhưng sự thay đổi lớn nhất là ra mắt App Store, cho phép bạn cài đặt phần mềm từ các nhà phát triển không phải của Apple. Khi ra mắt, App Store đã có 500 ứng dụng.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng John Doerr của Kleiner, Perkins, Caufield & Byers đã lên sân khấu để công bố lập quỹ 100 triệu USD cho các nhà phát triển ứng dụng. Đó là khởi đầu của việc kinh doanh ứng dụng, và Apple đã cho Microsoft hít khói.

Tuy nhiên, sức khỏe của Jobs tiếp tục suy yếu dần. Trong tháng 8/2008, Bloomberg vô tình công bố một cáo phó 2.500 từ của Jobs. Tại một bài phát biểu tháng 9/2008, Jobs đã chế giễu việc này.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Năm 2009, Tim Cook thay thế Jobs làm Giám đốc điều hành tạm thời trong lúc ông chữa bệnh. Ngay cả khi ông trở về, Cook thường xuyên phát biểu đại diện cho Apple. Khi Jobs trở lại, dự đoán việc điều trị đã có tiến triển tốt.

Năm 2010, cuối cùng thì Jobs cũng giới thiệu Apple iPad, một chiếc máy tính bảng ông đã muốn làm từ những năm đầu thập niên 2000.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

iPhone và iPad vô tình bắt đầu một cuộc chiến tranh cho tiêu chuẩn Internet. Jobs gạt phăng Adobe Flash, một tiêu chuẩn nội dung web lúc này nhưng nó rất chậm chạp và không an toàn. Vì thế các thiết bị di động của Apple không hỗ trợ nó. Adobe đã bị bỏ rơi, nhận ra mối đe dọa cho doanh nghiệp của mình, Adobe đăng lên quảng cáo lên các tạp chí nhằm mong Apple xem xét lại, nhưng không có kết quả.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Trong đầu năm 2011, khoảng thời gian cuối cùng của mình, Jobs đã phát biểu hai bài thuyết trình sản phẩm và thông báo của ông: ra mắt iPad 2 và dịch vụ iCloud. Ông xuất hiện công khai lần cuối cùng vào tháng 6/2011. Ông đề xuất xây khuôn viên Apple mới với Hội đồng thành phố Cupertino. Sau nhiều năm xây dựng, Apple đang có kế hoạch di chuyển nó vào “khuôn viên tàu vũ trụ” vào đầu năm 2017.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Jobs thôi giữ chức Giám đốc điều hành vào ngày 24/8/2011, nhận vai trò là Chủ tịch, sau đó bệnh ung thư tuyến tụy của ông tái phát. Không lâu sau đó, Jobs đã qua đời vào ngày 05/10/2011, ông tiếp tục cống hiến cho Apple cho đến ngày trước khi qua đời. Đêm đó, Apple đã treo cờ rủ.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Tim Cook được Jobs trao chức CEO sau khi ông từ chức. Táo khuyết đã tiếp tục phát triển dưới Cook, trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới.

Và cuối cùng, Steve Jobs đã trở thành huyền thoại công nghệ.

Cùng nhìn lại quá trình Steve Jobs hồi sinh Apple trước bờ vực phá sản

Theo: businessinsider

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây