Cơ quan phòng chống doping sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm ra các vận động viên sử dụng doping trong thi đấu thể thao.

AI có khả năng vạch trần vận động viên dùng doping khi thi đấu

Khi một vận động viên sử dụng doping, có nghĩa họ muốn đạt thành tích cao trong thi đấu. Doping là tên gọi chung các chất kích thích bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao.

Dù cơ quan quản lý luôn đưa ra các phương pháp thử nghiệm mới nhất nhưng họ vẫn vượt qua nhiều cuộc kiểm tra. Đây là vấn đề làm đau đầu các quan chức trong việc tìm ra những vận động viên sử dụng chất này.

Đáng chú ý nhất phải kể đến Lance Armstrong, huyền thoại “Tour de France” đã sử dụng doping và “trốn thoát” thành công các cuộc kiểm tra của cơ quan chức năng.

Dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm ra vận động viên sử dụng doping

Lance từng tuyên bố anh đã trải qua 500 – 600 cuộc xét nghiệm doping. Nhưng theo số liệu của USADA (Ủy ban Chống doping Mỹ), con số ấy chỉ khoảng 60 lần. Vì vậy, các cơ quan chức năng rất cần sự trợ giúp trong việc phát hiện ra chất kích thích này.

Gần đây, Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) thông báo sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh dấu những người tình nghi có hành vi gian lận trong tất cả các môn thể thao.

Trang iNews dẫn lời Olivier Niggli – Giám đốc WADA, cho biết: “Chúng tôi đang thu thập rất nhiều dữ liệu trong việc chống doping, từ bảng theo dõi tình trạng sử dụng thuốc, các bài kiểm tra, đến kết quả của các vận động viên. Nếu bạn tạo ra một hệ thống quản lý sử dụng các dữ liệu này, tôi nghĩ bạn đã tạo ra một số công cụ mạnh mẽ”.

WADA than thở rằng chính việc thiếu nguồn lực (cả nhân sự và tài chính) làm cho quá trình bắt vận động viên sử dụng doping rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Với AI, các dữ liệu dư thừa sẽ được sàng lọc, sau đó gắn cờ đỏ với những mẫu nghi ngờ có trong kết quả của vận động viên hay kết quả kiểm tra.

AI sẽ làm nổi bật những người có thể đang sử dụng thuốc tăng cường hiệu năng, nhưng đây không được coi là bằng chứng gian lận. Thay vào đó, vận động viên này có thể sẽ phải trải qua việc kiểm tra khắt khe hơn do bị gắn cờ trên máy tính.

Niggli nói: “Chỉ có các thuật toán phức tạp mới nhận ra sự khác biệt này, và cho phép các tổ chức chống doping tập trung vào đúng người.”

Dù chưa có nhiều thông tin cụ thể, WADA sẽ thử nghiệm một vài chương trình thí điểm trong những năm tới và có thể sẽ mất khá nhiều thời gian trước khi tổ chức thấy được kết quả thực sự từ những nỗ lực mới.

Lãnh đạo WADA chia sẻ:  “Tôi hy vọng trong vòng năm năm tới, chúng tôi sẽ phân tích các dữ liệu đã có và thu thập được”.

Theo Digitaltrends

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây