Thời gian trôi nhanh từng giây, và thế giới công nghệ cũng đổi thay từng ngày. Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường di động thể giới phát triển ngày càng nhanh và mạnh.

Giờ đây, người dùng hoàn toàn có thể ra đường làm việc với chỉ một chiếc smartphone hoặc tablet mà không cần đến một chiếc laptop cồng kềnh như ngày xưa.

Bàn phím cứng cho smartphone dần mất đi

Tất nhiên, dưới góc nhìn của một người dùng công nghệ lâu năm, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu “Làm sao có thể làm việc mà thiếu bàn phím được”, có thể nói đó là suy nghĩ “mặc định” của rất nhiều người vì trên thực tế các hãng lớn như Apple và Microsoft vẫn đang liên tục cải tiến bàn phím trên thiết bị của họ. Tuy nhiên, cần nhìn vào những gì đang diễn ra, đó là bàn phím máy tính thực sự đang chết dần chết mòn, không phải là ngay hôm nay, nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến vào một lúc nào đó trong tương lai. Vì sao? Vì thiết bị di động đang “xâm chiếm” mạnh mẽ thế giới.

futureismobile-520x374

Trong năm 2011, doanh số bán hàng toàn cầu hằng năm của smartphone lần đầu tiên vượt xa số lượng máy tính trên toàn thế giới. Theo ước tính thì đến năm 2017 sẽ có khoảng 1.5 tỷ máy tính được sử dụng trên toàn cầu, trong khi đó, số lượng smartphone lên đến con số 4-5 tỷ thiết bị, đây là sự cách biệt vô cùng lớn và theo nhiều dự đoán thì con số này sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

Câu hỏi đặt ra ở đây là smartphone hơn máy tính ở những điểm gì mà có thể thu hút được số lượng lớn người dùng như vậy? Trả lời câu hỏi này, Benedict Evans – đối tác tại Andreesen Horowitz cho biết: “Điều quan trọng không nằm ở việc bạn sở hữu thiết bị nhiều gấp 3 người khác. Mà khi bạn có trong tay một chiếc smartphone, có nghĩa là bạn đã có tất cả mọi thứ cần thiết để làm việc hiệu quả trong túi, và chính điều đó sẽ tăng gấp 10 lần cơ hội thực tế cũng như giá trị”. Evans gọi đây là “hiệu ứng đòn bẩy” của smartphone do những thay đổi mới mẻ mà bạn chưa từng trải nghiệm trước đây trên máy tính.

Vậy những trải nghiệm mà trước đây người dùng chưa từng trải nghiệm trên máy tính là gì mà khiến thị phần thiết bị di động tăng lên từng ngày?

Hệ thống Emoji và Sticker

facebook-stickers-line-520x496

Emoji là hệ thống các biểu tượng cảm xúc đơn giản được tạo ra bởi Shigetaka Kurita tại Nhật Bản vào năm 1998. Trong khi đó Sticker có thể coi là một phiên bản mở rộng của emoji, và cả hai đều giúp người dùng thể hiện cảm xúc cá nhân một cách nhanh, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn chỉ bằng một cái chạm nhẹ vào nhân vật mà bạn muốn.

Tin nhắn thoại và hệ thống nhận diện giọng nói

wechat-voice

Tin nhắn thoại và nhận diện giọng nói là những công nghệ đã được phát triển từ khá lâu nhưng chỉ trong thời gian nhiều năm trở lại đây công nghệ này mới trở nên “hot” hơn bao giờ hết bởi sự ra đời của các ứng dụng nhắn tin bên thứ ba. Nếu trước đây bạn phải tốn thời gian vài phút để nhắn một tin nhắn 160 kí tự, thì giờ đây chỉ cần tốn chưa đến 10 giây là bạn có thể truyền đạt tất cả thông điệp cho bạn bè người thân qua Viber, Zalo, WeChat một cách dễ dàng chỉ bằng cách “nói”.

Hệ thống cảm biến

piereplies-520x301

Trong thời điểm công nghệ di động ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, chiếc điện thoại của bạn có thể nhận biết được bạn là ai, bạn đang nói gì, làm gì và cả việc bạn đang ngồi với ai cũng được hệ thống ghi nhận lại. Theo Scott Weiss – đổi tác tại Andreessen Horowitz cho biết, cảm biến chính là “phím tắt” để có thể giao tiếp dễ dàng hơn và giúp thiết bị phục vụ nhanh chóng hơn, thậm chí là tự động dựa trên nhu cầu của người dùng.

Một ví dụ thực tế chính là ứng dụng Pie – ứng dụng chat nội bộ sử dụng cho công việc. Bằng cách theo dõi trạng thái của bạn, Pie có thể đoán trước những gì bạn muốn nói và cung cấp một danh sách các tin nhắn để có thể gửi đi ngay chỉ bằng một cái chạm.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Bradley Horowitz – Phó chủ tịch sản phẩm tại Google cho biết: “Chúng tôi sử dụng máy móc để học tập và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhằm cho ra đời một tính năng trợ giúp cho người dùng”.

Sự hỗ trợ của ứng dụng Hangouts ra đời nhờ vào Emu – một ứng dụng tin nhắn mà Google đã mua lại vào năm ngoái. Bằng cách theo dõi những gì bạn đang nói, Hangouts sẽ cung cấp cho người dùng các chức năng theo ngữ cành. Được biết tính năng này được Google phát triển dựa trên trợ lý ảo của Emu với các tính năng tương tự như Siri như luôn lắng nghe, theo dõi và hiểu những gì người dùng đang thao tác, từ đó đưa ra những hành động cần thiết.

Vào tháng Một năm nay, Facebook cũng đã chính thức tuyên bố gia nhập vào cuộc đua này với động thái mua lại Wit.ai – công ty chuyên về nền tảng xử lý các ngôn ngữ tự nhiên.

Sự ra đời của smartwatch

applewatchdemo-520x207

Trong vòng một năm trở lại đây, các nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới ngoài cuộc chạy đua cấu hình phần cứng di động thì bắt đầu khơi mào cuộc “rượt đuổi” mới với các thiết bị đeo được mà điển hình là smartwatch. Hãy tưởng tượng, chỉ cần đeo một chiếc đồng hồ trên tay, bạn đã có thể dễ dàng nhận cuộc gọi cũng như toàn bộ thông báo từ chiếc smartphone của mình trong cả ngày dài.

Đó chính là điều điều mà Kevin Lynch đã trình diễn khi giới thiệu Apple Watch trong sự kiện của hãng vào tháng Chín năm ngoái. Tương tự như Google Hangouts, Apple Watch sẽ phân tích cuộc trò chuyện của bạn, để rồi từ đó đưa ra những gợi ý tin nhắn phù hợp nhất để trả lời, và Apple gọi đó là “Quick Boảd”, đó là chưa kể đến việc người dùng hoàn toàn có thể gửi tin nhắn thoại cũng như emoji trực tiếp trên chiếc đồng hồ này. Vậy thì, ai cần đến bàn phím khi công nghệ đã tiên tiến đến dường này?

Thời gian

Infinity-Time

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, máy tính vẫn đang có một vị thế vững chắc cũng như hệ sinh thái vững mạnh. Tuy nhiên sau 150 năm, hình thức giao tiếp và xu hướng của người dùng đã dần thay đổi theo thời gian và bàn phím dần trở thành một thứ không cần thiết khi mà các thiết bị di động ra mắt ngày càng nhiều. Sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian chính là yếu tố làm nên sự thành công của các thiết bị di động, giờ đây bạn chỉ cần đem theo chiếc smartphone, mở ứng dụng nhắn tin cùng bàn phím ảo là có thể giải quyết mọi thứ dễ dàng thay vì phải ngồi hàng giờ liên bên chiếc máy tính với bàn phím.

Kết

Ở thời điểm hiện tại, máy tính cũng như bàn phím vẫn là một công cụ không thể thiếu trong nhiều công việc, đặc biệt là nếu bạn muốn gõ nhanh. Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ hiện nay, khi mà mọi thứ là người dùng cần chính là “nhanh” và “gọn” thì các thiết bị di động mới chính là những thiết bị đáp ứng tốt nhất nhu cầu này.

Minh Nghĩa

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây