Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ người dùng máy tính cần phải có là khả năng sử dụng một mạng riêng ảo (VPN) để bảo vệ riêng tư của họ.

VPN thường là một dịch vụ trả tiền giúp bạn duyệt web an toàn và riêng tư hơn ở những điểm phát Wi-Fi công cộng. Mạng riêng ảo cũng giúp bạn truy cập các website bị chặn bởi webmaster hay ISP.

Khuôn khổ bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách VPN hoạt động, những hạn chế và cuối cùng là lời khuyên bạn có nên dùng nó hay không.

Hiểu thêm về VPN: cách hoạt động, những hạn chế, có nên dùng hàng ngày?

VPN là gì?

VPN (Virtual Private Network – mạng riêng ảo) là thuật ngữ trong đó cung cấp cho người sử dụng sự riêng tư và ẩn danh khi trực tuyến bằng cách tạo một mạng riêng từ kết nối internet công cộng. VPN thường sẽ che dấu địa chỉ giao thức internet (IP) để các hành động trực tuyến của người dùng hầu như không thể theo dõi được. Quan trọng nhất, các dịch vụ VPN thiết lập các kết nối an toàn và được mã hóa để cung cấp quyền riêng tư, thậm chí là cao hơn cả điểm phát sóng Wi-Fi được bảo mật.

Vì sao người dùng cần dịch vụ VPN? 

Lướt web hoặc giao dịch trên mạng Wi-Fi không an toàn tức là bạn có thể để lộ thông tin cá nhân và thói quen duyệt web. Đó là lý do tại sao một mạng riêng ảo (VPN), phải là mạng bắt buộc đối với bất kỳ ai quan tâm đến bảo mật và quyền riêng tư trực tuyến của họ.

Hãy nghĩ về tất cả những lần bạn đang di chuyển, đọc email khi xếp hàng tại quán cà phê hoặc kiểm tra tài khoản ngân hàng trong khi chờ đợi tại phòng khám bác sĩ. Trừ khi bạn đã đăng nhập vào mạng Wi-Fi riêng tư yêu cầu mật khẩu, mọi dữ liệu được truyền trong phiên trực tuyến đều có thể dễ bị người lạ sử dụng cùng mạng nghe trộm.

Mã hóa và ẩn danh mà VPN cung cấp giúp bảo vệ các hoạt động trực tuyến của bạn: gửi email, mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn. Mạng riêng ảo cũng giúp giữ ẩn danh duyệt web của bạn.

Cách hoạt động của VPN ra sao?

Cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất: bạn hãy tưởng tượng VPN là một đường hầm nằm giữa máy tính và trang web bạn truy cập. Máy tính của bạn kết nối đến một máy chủ VPN, có thể được đặt tại Hoa Kỳ hoặc nước ngoài. Khi bạn truy cập vào một website, bạn sẽ truy cập từ chính những máy chủ được đặt ở nước ngoài.

Một khi bạn đã kết nối với VPN (tức “bên trong đường hầm”), sẽ trở nên rất khó khăn cho bất cứ ai theo dõi hoạt động duyệt web của bạn. Những người biết được bạn là ai và đang làm gì chỉ có bạn, nhà cung cấp VPN (thường kết nối HTTPS sẽ giảm thiểu điều này), và các trang web bạn đang truy cập.

Hiểu thêm về VPN: cách hoạt động, những hạn chế, có nên dùng hàng ngày?

Khi bạn truy cập điểm phát Wi-Fi công cộng tại một sân bay hay quán cà phê, việc kết nối qua VPN khiến cho tin tặc sẽ rất khó khăn khi cố gắng ăn cắp thông tin đăng nhập của bạn, hoặc chuyển hướng máy tính của bạn đến một website giả mạo (trang của ngân hàng, trang đăng nhập facebook…). ISP hoặc hacker đang cố gắng theo dõi bạn, cũng sẽ rất khó khăn để tìm ra website bạn đã truy cập.

Trên hết, ưu điểm lớn nhất của VPN là giả mạo địa điểm. Khi bạn truy cập vào VPN có máy chủ ở Mỹ, dù bạn ở Việt Nam đi nữa thì địa chỉ IP của bạn hiện thời đã là ở Mỹ. Lợi ích của việc này là giúp bạn truy cập được nhiều trang web bị cấm hoặc giới hạn truy cập, ví dụ như website của nhà bán lẻ Cotsco (đã chặn IP đến từ Việt Nam).

VPN không thể làm được gì?

VPN sẽ giúp bạn rất nhiều nhưng không có nghĩa là mạng riêng ảo này có thể làm được mọi thứ. Bạn cố giấu giếm một bí mật gì đó hoặc đang có ý đồ? VPN sẽ không thể giúp bạn được.

Hiểu thêm về VPN: cách hoạt động, những hạn chế, có nên dùng hàng ngày?

Nặc danh có rất nhiều vấn đề cần xem xét, hầu hết trong số đó nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Có nhiều cách để dù bạn dùng VPN vẫn không an toàn, một trong những cách thường dùng nhất là cài phần mềm độc hại trên máy tính của bạn để theo dõi hoạt động. Và liệu rằng phần mềm mạng riêng ảo bạn đang sử dụng có đảm bảo rằng sẽ không rò rỉ thông tin gì của bạn?

Tuy nhiên nếu bạn muốn duy trì sự riêng tư thì mạng riêng ảo là một lựa chọn hợp lý.

Ngoài giám sát, VPN cũng có thể giúp ngăn các nhà quảng cáo theo dõi bạn (Ví dụ tính năng của Opera VPN). Các trang web bạn truy cập đều có chức năng theo dõi hành vi của bạn, từ đó tổng hợp và chuyển chúng cho các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu.

Để ngăn chặn theo dõi trực tuyến từ trang web, bạn vẫn sẽ cần cài đặt các add-ons cho trình duyệt như Ghostery, Bảo mật Badger, và HTTPS Everywhere.

Chọn nhà cung cấp VPN phù hợp

Đã có một thời gian dai khi sử dụng VPN, người dùng phải biết về xây dựng mạng riêng ảo cho Windows hoặc các giải pháp mã nguồn mở phổ biến như OpenVPN. Ngày nay, gần như mỗi nhà cung cấp VPN đều có giải pháp rất nhanh và hiệu quả chỉ với 1 click chuột là xong. Ngay cả trên điện thoại cũng có những phần mềm giúp bạn an toàn hơn khi truy cập từ các mạng công cộng.

Tuy nhiên, điều này lại mang đến một vấn đề khác: Bởi vì có rất nhiều dịch vụ để lựa chọn, làm sao bạn biết phần mềm nào là tốt nhất cho bản thân?

Tin xấu cho bất cứ ai sử dụng các phần mềm VPN miễn phí là bạn cần trả tiền để ứng dụng có thể hoạt động hết chức năng của nó. Miễn phí dịch vụ thường chỉ cho phép sử dụng băng thông hạn chế mỗi tháng hoặc cung cấp dịch vụ chậm hơn.

Tunnel Bear là 1 ví dụ, họ chỉ cung cấp 500MB băng thông miễn phí mỗi tháng, trong khi CyberGhost cung cấp một dịch vụ miễn phí – nhưng tốc độ mạng sẽ chậm hơn nhiều so với bản trả phí hàng tháng

Hiểu thêm về VPN: cách hoạt động, những hạn chế, có nên dùng hàng ngày?

Tin tốt là VPN không đắt như bạn nghĩ. Bạn thường có thể trả ít nhất là 5 USD/ tháng (thanh toán 1 năm hoặc theo tháng tùy ở bạn) để sử dụng mạng riêng ảo ở thiết lập tốt nhất.

Một số dịch vụ VPN bạn có thể tham khảo: KeepSolid VPN Unlimited, TunnelBear VPN, PureVPN, IPVanish VPN, Private Internet Access VPN. 

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây