Một doanh nghiệp về công nghệ sinh học của Mỹ quyết định ngừng bán thiết bị thu thập DNA cho Trung Quốc vì hành vi sai trái của các chuyên gia nước này.

Công ty Mỹ ngừng bán thiết bị thu thập DNA cho Trung Quốc

Doanh nghiệp công nghệ sinh học có tên Thermo Fisher đã quyết định ngừng bán thiết bị cho tỉnh Tân Cương thuộc Trung Quốc, vì các chuyên gia nước này phát động chiến dịch theo dõi tộc người Duy Ngô Nhĩ.

Từ 2016 đến 2017, theo thống kê từ trang Xinhua News, Trung Quốc đã yêu cầu khoảng 36 triệu người thực hiện kiểm tra y tế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo vào năm 2017 rằng họ đã thu thập những mẫu thử bao gồm máu, dấu vân tay, mống mắt và dữ liệu xác minh khác. Công ty Thermo Fisher cung cấp vào thiết bị phòng thí nghiệm dùng để thu thập DNA. Báo cáo thường niên của hãng cho biết số tiền Trung Quốc đã mang lại cho họ chiếm khoảng 10% trong 20,9 tỷ USD lợi nhuận.

Khi thu thập DNA của người Duy Ngô Nhĩ, các chuyên gia tại Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở dữ liệu để xác định rõ bất cứ cá nhân nào. Họ cũng tận dụng dữ liệu được chia sẻ từ một giáo sư thuộc đại học Yale, người được trích dẫn trong bằng sáng chế của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tỉnh Tân Cương từ chối hành vi thu thập DNA khi trả lời trang The New York Times.

Theo nhiều báo cáo trên mạng từ các nhóm về nhân quyền, người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm trong các trại. Hầu hết tộc người này theo đạo Hồi, họ thường xuyên bị phân biệt đối xử vì là người thiểu số trong xã hội hiện tại.

Các hãng công nghệ Mỹ có thể đã trở thành đồng lõa trong việc giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát sắc tộc. Điển hình là việc Cisco bán router cho nước này khi họ đang xây dựng hệ thống kiểm duyệt internet vào đầu năm 2000, hoặc Microsoft quét lại các kết quả tìm kiếm của Bing để có thể tiếp tục hoạt động tại đây.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ đã rút khỏi Trung Quốc cùng lý do lo ngại về quyền con người. Tuy nhiên, họ vẫn gián tiếp tham gia và đồng lõa với quốc gia tỷ dân vì cơ hội mở rộng thị trường sang nơi có lượng người dùng internet lớn, giúp tăng lợi nhuận. Facebook đã nhiều lần cố gắng trở lại Trung Quốc sau lệnh cấm năm 2009 vì các nhà hoạt động tại Tân Cương dùng nền tảng này để tổ chức biểu tình. Năm ngoái, bộ máy tìm kiếm được kiểm duyệt của Google cũng là nguồn gốc của nhiều tranh cãi ở Trung Quốc.

Đạo đức vẫn còn là vấn đề nan giải với nhiều công ty, khi mà một số đã chọn cách thỏa hiệp. Trong một bài đăng, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá quyết định của Thermo Fisher về việc ngừng bán thiết bị cho Tân Cương là cần thiết nhưng chưa đủ.

Giám đốc của HRW tại Trung Quốc – Sophie Richardson cho biết, động thái của Thermo Fisher để lại những tranh cãi về vấn đề bán các thiết bị cho cảnh sát ở những vùng khác trong nước. Không chỉ riêng Tân Cương, dữ liệu DNA của nhiều người không liên quan vẫn có thể bị lạm dụng ở những nơi khác.

Dù không có báo cáo về những đợt kiểm tra bắt buộc, việc thu thập dữ liệu cá nhân xuất hiện nhiều ở nhiều nơi ngoài Tân Cương. Thậm chí, Trung Quốc còn yêu cầu tất cả người nước ngoài đặt chân xuống sân bay phải gửi mẫu vân tay. Ngoài ra Bắc Kinh còn đặt hơn 20 triệu máy ảnh trên khắp cả nước để phát hiện tội phạm.

Theo The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây