Facebook tiếp tục bị đe doạ vì vấn đề tin tức giả mạo, nhưng trách nhiệm không chỉ thuộc về nền tảng mạng xã hội này mà còn nhiều bên khác.

Facebook và cuộc chiến với tin tức giả mạo

Đã hơn 4 tháng từ khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc, nhưng Facebook vẫn là tâm điểm chỉ trích về vấn nạn tin giả (fake news) và vai trò của nền tảng mạng xã hội này trong cuộc bầu cử vừa qua. Như một phần trong mục đích chuyến đi khắp nước Mỹ, Zuckerberg nói rằng Facebook không muốn tin tức giả mạo xuất hiện trên nền tảng này.

Zuckerberg phát biểu: “Đã có một số cáo buộc nói rằng chúng tôi thực sự muốn loại nội dung này tồn tại vì nó giúp Facebook có nhiều nội dung hơn và thu hút người dùng hơn, nhưng đó là một điều tồi tệ. Chúng tôi cũng là nạn nhân và không hề muốn tin tức giả mạo xuất hiện. Không phải mọi tin giả đều dễ nhận biết, đôi khi nhiều người không đồng tình với một tin nào đó thì cho nó là tin giả .”

Đây là trả lời mới nhất trong một chuỗi những phản hồi gần đây đối với vấn đề trốn tránh trách nhiệm về nội dung mà người dùng chia sẻ trên Facebook.

Thật sự mạng xã hội này không phải là bên duy nhất chịu trách nhiệm, nó có thể là một nền tảng đã bị lợi dụng bởi các hacker và nhóm chính trị, cũng như sự chia sẻ vô trách nhiệm từ người dùng.

Nhưng thật khó để cho rằng Facebook không muốn xuất hiện nội dung giả mạo. Mục tiêu chính của Facebook khi xây dựng là để thúc đẩy sự tham gia của mọi người, và tin tức giật gân (chỉ là một trong nhiều hình thức của Fake News) cũng là một phương thức để lôi kéo người dùng.

Facebook đã trở thành trung gian của các phương tiện truyền thông, nhưng chưa bao giờ nhận trách nhiệm về vai trò và ảnh hưởng của nó về mặt truyền thông.

Mặc dù các phản hồi sau cuộc bầu cử vẫn còn và có phần phức tạp hơn, nhưng nó chỉ đến sau khi có phản đối của công chúng – Facebook tự thừa nhận rằng tin tức giả đã tồn tại trên nền tảng này trong nhiều năm.

Từ những bình luận mới nhất từ Facebook, có vẻ như công ty này sẽ không bao giờ có bất kỳ trách nhiệm xác thực nội dung.

Năm 2015, Facebook đã gây chú ý đến thế giới tin tức bằng việc ra mắt “Instant Articles” nhằm giữ người dùng thay vì phải mở một tab mới. Facebook đã dần xây dựng nền tảng của mình để phục vụ cho các nhà xuất bản như công cụ phân tích Dashboard, Instant Articles hoặc xem trước liên kết, các nút Follow hoặc các xu hướng trên News Feed. Rõ ràng, các nhà xuất bản đã trở nên quan tâm, và sau đó đã thương lượng với Facebook.

Cho đến tháng 12, công ty không chịu trách nhiệm đối với việc làm mờ tên các nhà xuất và nội dung tin tức để tất cả đều giống nhau qua Instant Articles. Facebook đã đưa các trang web này lên phần xu hướng với sự liên quan ít nhiều đến các nguồn chính xác và đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên, một cựu biên tập viên mảng News Feed thừa nhận đã dùng các thuật toán để xuất hiện nội dung giả mạo trên trang News Feed.

Trước cuộc bầu cử, Facebook lặp lại khẩu hiệu: “Chúng tôi là một công ty công nghệ, không phải là một công ty truyền thông”.

Không đợi cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc, sau khi BuzzFeed tiết lộ vấn đề tin tức giả mạo của Facebook có ảnh hưởng như thế nào, Zuck đã bắt đầu thay đổi khẩu hiệu của mình.

Không có một tổng thống nào thu hút sự quan tâm của 2 tỷ người, cũng không có ai cố gắng điều chỉnh thông tin cho một nhóm quá lớn và cũng không đứng ra chịu trách nhiệm. Thay vì đảm nhận, Facebook đang đẩy mạnh các giải pháp nửa vời.

Ngày 10/11/2016, hai ngày sau cuộc bầu cử, Zuckerberg cho biết tại hội nghị Techonomy: “Cá nhân tôi nghĩ không nghĩ rằng các tin giả mạo lại ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Tôi nghĩ rằng không thể có chuyện ai đó bỏ phiếu do ảnh hưởng từ tin giả.”

Facebook và cuộc chiến với tin tức giả mạo

Phát biểu của Mark không là không chính xác, bởi hơn phân nửa người trưởng thành Hoa Kỳ nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông xã hội và hầu hết các sinh viên gặp khó khăn trong việc phân biệt tin tức giả thật và giả mạo. 20% người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho biết họ đã thay đổi quan điểm về xã hội hoặc các vấn đề chính trị vì nội dung trên mạng xã hội.

Ngày 12/11/2016, Zuckerberg đã hiệu chỉnh lại lời nói của mình với một bài đăng trên Facebook, gắn liền với ý tưởng rằng tin tức giả mạo rất khó có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử:

“Đây là một lĩnh vực mà tôi tin rằng chúng ta phải tiến hành rất cẩn thận. Xác định “sự thật” rất phức tạp. Trong khi một số trò lừa bịp có thể được lật tẩy hoàn toàn. Một lượng lớn nội dung, kể cả từ các nguồn chính thống, ý tưởng cơ bản là đúng nhưng một số chi tiết sai hoặc bị bỏ qua dẫn đến người đọc hiểu nhầm.

Nhiều câu chuyện thể hiện ý kiến có thể khiến nhiều người không đồng ý và đánh dấu sai mặc dù nó chính xác. Tôi tin rằng chúng ta có thể tìm cách để cộng đồng cho Facebook biết nội dung nào là có ý nghĩa nhất, nhưng tôi tin rằng chúng ta phải hết sức thận trọng khi trở thành trọng tài của sự thật.”

Có một vài vấn đề với bài đăng này. Lora Kolodny đã đưa ra giải thích rõ ràng: “Nhận xét của Zuckerberg dẫn đến đánh đồng sai lầm giữa các nguồn tin chính thống và giả mạo từ các nhóm chính trị.

Vấn đề thứ hai là Zuckerberg nghĩ rằng Facebook không thể chịu trách nhiệm về nội dung, chỉ có các bên liên quan.”

Ngày 18/11/2016, phản ứng thứ ba của Zuckerberg đã được đưa lên trang Facebook của anh ta, bổ sung những chi tiết cụ thể về kế hoạch chống lại tin giả mạo, tiết lộ các tính năng chưa được xây dựng như phát hiện mạnh mẽ, báo cáo dễ dàng hơn, xác minh của bên thứ ba, nhãn cảnh báo, nâng cao chất lượng.

Trong bài viết, Zuckerberg than thở rằng vấn đề tin tức giả là cả về mặt kỹ thuật và triết học phức tạp. Về điều đó, anh ta nói đúng. Xác định sự thật rất phức tạp, một thuật toán khó có thể xử lý được.

Vào ngày 5/12, các tính năng chống tin giả mạo bắt đầu lò rỉ, bao gồm khảo sát yêu cầu người dùng đánh giá các bài viết có sử dụng “ngôn ngữ gây hiểu nhầm”. Công ty đã sử dụng nó như một công cụ đánh giá cách người dùng kiểm tra thông tin. Sau đó, công bố hợp tác mới với các nhân viên kiểm tra thực tế từ các tổ chức đáng tin cậy như Snopes, FactCheck.org, Politifact, ABC News và AP, đây là bước đi đúng hướng.

Theo Adam Mosseri, phó chủ tịch mảng News Feed nói với TechCrunch vào thời điểm đó: “Chúng tôi không có ý định tham gia vào lĩnh vực truyền thông. Chúng tôi tập trung vào công việc này vì các tin giả được chia sẻ một cách cố ý gây nên những vụ lừa đảo tồi tệ nhất, nó được đưa ra từ người gửi thư rác vì lợi ích về tài chính”.

Đây là một trong số ít những lời hứa của Zuck – làm cho những thông tin giả mạo bị phát hiện mạnh hơn. Nhưng sẽ tốt hơn nếu Facebook có các biên tập viên kiểm tra tin tức bởi họ sẽ làm tốt việc này.

Ngày 21/12/2016, sau 6 tuần ra mắt ‘Tools and Other people’, Zuckerberg đưa ra thông điệp: “Facebook là một nền tảng mới. Nó không phải là một công ty công nghệ truyền thống, cũng không phải là một công ty truyền thông truyền thống. Bạn biết đấy, chúng tôi xây dựng công nghệ và chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm về việc nó được sử dụng như thế nào. ”

Nói rằng Facebook không phải là một công ty truyền thông truyền thống ngụ ý rằng có nhiều loại truyền thông. Công ty không nhất thiết phải “chịu trách nhiệm”, nhưng đó là tiến bộ. Khi báo cáo ban đầu về sự thay đổi tinh tế của Zuck, Josh Constine đã cho biết này:

“Các nền tảng công nghệ thuần túy nhận được sự miễn trừ lớn về nội dung họ phục vụ, cả về mặt pháp lý và trong mắt công chúng. Điều này xuất phát từ đạo luật 230 (c) của Đạo luật Truyền thông về Định hướng Truyền thông 1996 hoặc Đạo luật Good Samaritan. Các nhà cung cấp hoặc người sử dụng dịch vụ máy tính sẽ không được coi là nhà xuất bản hoặc người thuyết trình về bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi một nhà cung cấp nội dung thông tin khác. Các công ty truyền thông được xem là có trách nhiệm trực tiếp hơn về nội dung của họ.”

Facebook và cuộc chiến với tin tức giả mạo

Ngày 6/1/2017, Facebook đã thuê cựu biên tập viên truyền hình Campbell Brown tham gia vào công ty để lãnh đạo đội đối tác tin tức. Hành động này đơn giản là để xoa dịu những người đang kêu gọi một biên tập viên thực sự trên Facebook, thay vì tương tác giữa News Feed và các nhà xuất bản. Công ty đã nói rõ rằng Brown sẽ không giữ vai trò biên tập hoặc thiết lập chính sách nội dung cho Facebook.

Ngày 11/1/2017, thời điểm Facebook thật sự đánh vào mảng tin giả mạo. Công ty đã công bố “The Journalism Project”, là kết quả vài sáng kiến tuyệt vời để chống lại tin giả. Với Journalism Project, Facebook lên kế hoạch làm việc chặt chẽ hơn với các hãng tin tức địa phương, tổ chức sự kiện Hackathons dành cho các kỹ sư và nhà phát triển trang tin của Facebook có thể làm việc cùng nhau, quảng bá sự hiểu biết về tin tức là những bước đi đúng hướng.

Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2, sau khi công bố Journalism Project, Facebook đã hành động. Công ty đã tung ra các tính năng chống giả mạo tại Đức và hợp tác với Google chống lại tin giả mạo trong cuộc bầu cử ở Pháp.

Facebook cũng đã đi trước công chúng và thảo luận về tình hình. Tại một hội đồng ở UC Berkeley, phó chủ tịch của mảng News Feed – Adam Mosseri đã đưa ra các cách để giảm thiểu sự lây lan tin tức giả mạo, bao gồm việc thông báo trước cho người dùng khi họ đã đọc hoặc chia sẻ điều gì đó đã bị gắn cờ.

Người đứng đầu mảng đối tác Dan Rose xuất hiện trên sân khấu tại Code Media vào đầu tháng 2 với phát biểu: Facebook là một “loại nền tảng mới … nơi mọi người khám phá rất nhiều nội dung đa phương tiện.”

Ông cũng nói rằng “vào cuối ngày, nếu mọi người muốn chia sẻ những câu chuyện đã được gắn cờ với bạn bè của họ, đó là đặc quyền cuối cùng của họ.”

Về cơ bản, cũng giống như “nó không phải lỗi của chúng tôi”, nhưng “chúng tôi đã cố gắng đối phó với nó.”

Ngày 16/2/2017, Chỉ sau ba tháng sau cuộc bầu cử, Mark Zuckerberg đăng lên Facebook một bài post dài 5.700 từ về vấn đề tin giả và nỗ lực bảo về mạng xã hội của mình.

Zuckerberg gợi ý cung cấp một “phạm vi quan điểm” để chống lại tin tức giả mạo và nội dung giật tít theo thời gian, nhưng điều này trông thật ngây thơ vì người dùng ít có động cơ để tìm hiểu sự thật. Hầu hết nghiên cứu khoa học xã hội cho thấy mọi người theo đuổi thông tin liên quan đến những thành kiến ​​hiện tại của họ. Facebook không có giải pháp để khuyến khích người dùng hành xử theo cách khác.

Facebook giải thích rằng cách tiếp cận của nó “sẽ ít tập trung vào việc cấm thông tin sai lạc, và chủ yếu là các quan điểm bổ sung và thông tin.” Zuck muốn nhấn mạnh rằng đại đa số các cuộc trò chuyện trên Facebook là xã hội, không phải về tư tưởng.

Facebook và cuộc chiến với tin tức giả mạo

Zuckerberg dường như đã có giải pháp bào chữa các cáo buộc làm ngơ tin giả mạo: “Chúng tôi không thể cấm một dich vụ vì lí do nó gây tổn thương cảm xúc người khác, hoặc bởi vì có người không đồng ý với điều đó “.

Tuy nhiên vấn đề này không đơn giản, bởi Facebook có thuật toán hiển thị tin tức khác nhau tùy theo người dùng, nên đối với người này nó có thể đúng nhưng đối với người khác nó lại sai.

Một trong những người tố cáo Zuck là nhà thiết kế sản phẩm Bobby Goodlatte, đã nói: “Đáng buồn là hiện News Feed đã tối ưu hóa cho sự tranh cãi. Như chúng ta đã biết trong cuộc bầu cử này, các cuộc tranh luận trên Facebook diễn ra rất hấp dẫn.”

Nhiều người đã đề xuất một biên tập viên công khai, nhưng sẽ không đủ người để xem xét tỉ mỉ từng nội dung bởi mạng xã hội này có đến 2 tỷ người dùng. Một số khác gợi ý rằng công ty nên có bộ lọc với nguồn thông tin chuẩn từ Wikipedia nhưng cũng không khả thi.

Các nhà xuất bản cũng kêu gọi người dùng tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của tin tức giả mạo, làm mất uy tín toàn bộ chúng ta.

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là Facebook phải chịu trách nhiệm, ngay cả khi nó chỉ là một phần. Và cho đến nay, công ty vẫn chưa chấp nhận bất cứ điều gì khác ngoài việc nó không phải là trọng tài của sự thật, nó không chịu trách nhiệm về những gì người dùng đăng. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra thông tin kỹ càng trước khi chia sẻ.

Theo: techcrunch

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây