Quốc hội Mỹ vừa ban hành Đạo luật Bảo mật dữ liệu nhằm ngăn cơ quan chính phủ hoặc tòa án ép các doanh nghiệp gắn “cửa hậu” (backdoor) lên sản phẩm để lấy đi thông tin mã hóa.

Đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua, dưới sự ủng hộ của hệ thống lưỡng đảng. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất điện thoại, máy tính bảng, máy tính và phần mềm mã hóa sẽ không bị ép phải làm giảm tính mã hóa thông tin trên các sản phẩm.

Nói cách khác, đạo luật này giúp ngăn chặn tình trạng các cơ quan thực thi pháp luật như Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng như tòa án bang yêu cầu một hãng mở truy cập backdoor để lấy thông tin người dùng.

Ngoại lệ duy nhất cho phép cơ quan điều tra, hành pháp yêu cầu các doanh nghiệp cho nghe trộm theo Đạo luật Hỗ trợ truyền thông để củng cố luật pháp (CALEA).

Đạo luật Bảo mật dữ liệu được ban hành là kết quả của cuộc chiến giữa Apple và FBI vào đầu năm 2016. Khi đó, FBI đã xin được lệnh của tòa án yêu cầu Táo khuyết mở khóa chiếc iPhone 5c của Syed Farook, kẻ đã xả súng ở San Bernardino.

Mỹ ban hành Đạo luật Bảo mật dữ liệu

Tuy nhiên, hãng công nghệ này phớt lời lệnh của tòa án và cho biết muốn mở khóa chiếc điện thoại đó, cần phải phát triển một phiên bản đặc biệt của hệ điều hành iOS. Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, trả lời với các nhân viên thực thi pháp luật rằng ông rất miễn cưỡng khi phải phát triển ra phần mềm Govt.OS để tránh thông tin bị rò rỉ, đe dọa tới quyền riêng tư của tất cả người dùng iPhone trên toàn cầu.

Sau đó, FBI buộc phải trả tiền cho bên thứ ba để mở khóa điện thoại của Farook và tìm thấy nhiều mẩu thông tin đáng giá phục vụ quá trình điều tra.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây