Facebook đã bị “lừa” bởi chính thuật toán của mình khi kích hoạt tính năng Safety Check để cảnh báo về một vụ nổ bom tại Bangkok, Thái Lan dù không hề xảy ra.

Facebook bị lừa kích hoạt Safety Check vì tin giả mạo

Tính năng Safety Check cho phép người dùng Facebook ở những khu vực nguy hiểm thông báo cho bạn bè, người thân rằng họ đang an toàn. Nhưng trong trường hợp này, Facebook đã vô tình kích hoạt tính năng này sau khi cho rằng Bangkok vừa xảy ra một vụ nổ bom.

Thông báo được kích hoạt vào lúc 21h theo giờ địa phương, tuy nhiên khá chung chung và không hề có chi tiết về thời điểm cũng như địa điểm xảy ra vụ đánh bom. Khoảng 1h sau thông báo hoàn toàn bị gỡ bỏ.

Theo TheVerge cho biết, nguồn tin đăng tải chỉ là thông tin giả mạo. Cụ thể, những đường link mà Facebook thu thập cho thấy xuất phát từ trang Bangkok Informer.

Những đường liên kết này liên quan đến vụ nổ bom xảy ra ở ngôi đền Erawan thuộc quận Pathum Wan, BangKok, Thái Lan vào năm 2015. Vụ đánh bom đã làm 20 người chết và 125 người bị thương.

Vụ việc bắt nguồn từ một người phản đối chính phủ ném một chùm pháo hoa vào tòa nhà chính phủ tại Bangkok. Việc này đã khiến chức năng Safety Check của Facebook kích hoạt và một trang có tên “vụ nổ ở Bangkok, Thái Lan” được tạo ra.

Facebook nói rằng họ đã dựa vào “một bên thứ ba đáng tin cậy để xác nhận sự việc”. Dù vậy, thực tế cho thấy không phải lần đầu tính năng Safety Check của Facebook vô tình bị kích hoạt.

Hồi tháng 3/2015, Facebook đã xin lỗi vì vô tình gửi cảnh báo Safety Check sau khi vụ đánh bom tự sát tại Lahore, Pakistan – khiến hơn 65 người chết và hơn 300 người bị thương – cho những người dân ở các khu vực không bị ảnh hưởng trong đó có Mỹ, Anh, Việt Nam và một số nước khác.

Sau đó vào tháng 11/2015, CEO của Facebook – Mark Zuckerberg đã xin lỗi khi Safety Check được kích hoạt sau vụ tấn công khủng bố Paris, nhưng lại không kích hoạt cho một vụ đánh bom tự sát tại Beirut trước đó đã giết chết 43 người.

Dù sao đi nữa, thông báo sai vẫn tốt hơn những tin tức về thương vong. Và sự cố Safety Check sẽ trở thành động lực giúp cho Facebook thay đổi các thuật toán để có thể nhận biết các tin tức giả mạo.

(Tổng hợp)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây