Để có những cảnh quay ấn tượng và ngộp thở của “thánh troll” Deadpool trong siêu phẩm cùng tên, các nhà làm phim đã sử dụng công nghệ kỹ xảo CGI (Computer-generated imagery) – công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính để xử lý hậu kỳ nhiều hơn chúng ta tưởng.


Vào năm 2012, đạo diễn Tim Miller đã dựng lên đoạn phim thử nghiệm về Deadpool bằng 100% hiệu ứng kỹ xảo CGI, đồng thơi có sự tham gia lồng tiếng của diễn viên Ryan Reynolds. Đoạn phim phác thảo ý tưởng này đã bị hãng 20th Century Fox bác bỏ sau đó. Tuy nhiên, hãng phim nãy đã đồng ý sản xuất Deadpool sau khi đoạn phim bị lộ ra ngoài và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khán giả.

Ngay khi bắt đầu thực hiện bộ phim, đạo diễn Miller đã mời chuyên gia Jonathan Rothbart làm người phụ trách chính trong phần hiệu ứng kỹ xảo CGI. Toàn bộ hiệu ứng trong phim là thành quả to lớn của sự kết hợp giữa các hãng CGI/VFX lớn tại Mỹ bao gồm: Atomic Fiction, Blur Studio, Weta Digital, Rodeo FX, Luma Pictures, Digital Domain và Image Engine.

Khoảng 1200 cảnh quay kỹ thuật phức tạp đã được các hãng sản xuất hiệu ứng thực hiện một cách tỉ mỉ và khéo léo tiếp cận ý tưởng hình ảnh từ truyện tranh của đạo diễn Miller, đồng thời phải đảm bảo kinh phí cho bộ phim không bị hao hụt.

Theo đó, không chỉ những pha hành động phi thường của các siêu anh hùng mới được xử lý kỹ xảo, những cảnh quay tưởng chừng hết sức đơn giản cũng được đội ngũ hậu kỳ “hô biến” bằng CGI. Video dưới đây sẽ cho chúng ta thấy công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính được sử dụng để tạo ra các nhân vật, xe cộ và khung ảnh như thế nào.

Ngay từ những phút đầu tiên của bộ phim, hãng Blur Studio đã phải lên kế hoạch rất chi tiết với sự chỉ đạo của Pauline Duvall nhằm biến bản phác thảo cảnh quay hành động bị dừng thời gian bởi đoạn chạy chữ khôi hài: “Sản xuất bởi Lũ khốn” và “Đạo diễn bởi Một thằng khờ nhận lương cao” thành hiện thực.

Hầu hết các pha truy đuổi và hành động trong phim đều được xử lý bằng CGI. Ban đầu, Blur Studio tạo những cảnh quay 3D thô sơ nhằm tạo góc nhìn thống nhất, và sử dụng thư viện đồ họa của Atomic Fiction để hoàn thiện cảnh quay cùng với sự hỗ trợ của phần mềm 3DS Max. Thậm chí, mô hình chiếc xe bị tai nạn trong đoạn đầu cũng được trau chuốt kỹ càng đến từng chi tiết.

"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool
"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool


Nhiều cảnh trong Deadpool được kết hợp giữa kỹ xảo CGI và các cảnh quay ngoài đường phố hoặc trường quay nhằm xây dựng môi trường kỹ thuật số như thực tế. Khung cảnh bên ngoài thành phố, các toà cao ốc đều được xây dựng bằng kỹ xảo máy tính, và các mô hình này được chia thành 12 phần khác nhau để dễ dàng lồng ghép, tạo sự đa dạng trong mỗi cảnh quay.

"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool
"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool

Một trong những thử thách được đặt ra cho các nhà làm phim đó là việc thể hiện cảm xúc của Deadpool khi mọi cử chỉ khuôn mặt đều bị giới hạn bởi lớp mặt nạ. Cuối cùng, Weta Digital – hãng thực hiện kỹ xảo cho series Chúa tể của những Chiếc nhẫn đã đưa ra giải pháp khá thủ công là tác động trực tiếp đến khuôn mặt của nhân vật trong phim. Thay vì làm mô hình đầu 3D, đội xử lý kỹ xảo dựng một bộ mặt kỹ thuật số cho phép mô phỏng cử chỉ và cảm xúc của nhân vật thông qua chuyển động của máy tính.

"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool

Nhờ đó, Weta Digital có thể thực hiện được khoảng 250 cảnh quay khuôn mặt một cách hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Thậm chí, trong cảnh Deadpool vén mặt nạ lên khi nói chuyện với Francis, khuôn mặt với dung nhan “thần chết” của Deadpool được xử lý bằng vi tính thay vì hóa trang như khán giả lầm tưởng.

"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool

Để có một trận chiến vô cùng đẹp mắt ở tàu sân bay phế thải, các nhóm chuyên gia VFX/CGI đã phải hợp tác một cách nhịp nhàng nhằm làm khớp các cảnh quay lại mà không bị lệch tông, đây cũng là đỉnh điểm của công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool.

Vai trò của các nhóm có thể kể đến như Luma Pictures với phân đoạn trận đánh giữa Deadpool và Ajax/Francis; Digital Domain xử lý nhân vật CGI Colossus, hiệu ứng cháy nổ của Negasonic Teenage Warhead và một phần của bề mặt tàu; Rodeo FX phụ trách về phông nền cho các cảnh quay sử dụng kỹ xảo; Blur Studio thể hiện hiệu ứng Colossus bị tấn công và Weta Digital xây dựng cử chỉ khuôn mặt của nhân vật Deadpool.

"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool
"Bóc mẽ" công nghệ kỹ xảo CGI trong siêu phẩm Deadpool

Có hai cách để chúng ta nhìn nhận vấn đề này: Một là công nghệ CGI được ứng dụng vào bộ phim quá tinh xảo và khéo léo để người xem khó có thể nhận ra đâu là cảnh thật và đâu là cảnh giả. Mặt khác, một bộ phận khán giả sẽ cảm thấy thất vọng khi hầu hết các cuộc tàn sát trong bộ phim đều là cảnh giàn dựng trên công nghệ CGI.

Tuy nhiên, có một thực tế chúng ta cần chú ý đó là để tìm được diễn viên đóng thế cho những cảnh quay lạm dụng độ nguy hiểm trong phim là rất khó khăn. Chính bởi những kỹ xảo chân thực, đẹp mắt nhưng vẫn đem lại được tiếng cười với yếu tố hài hước đã giúp bộ phim về tay Lính đánh thuê thích nói nhiều để lại ấn tượng rất lớn cho khán giả.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây