Internet là một cổng thông tin không thể thiếu đối với mối trường doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chỉ bằng việc lướt web thiếu an toàn. 

Một số công cụ tưởng chừng như ngây thơ nhưng thật ra lại rất tinh ranh. Chúng biến người dùng thành con mồi của những kẻ đi săn mồi bằng các “mũi giáo” lừa đảo (phising), download drive-by và malware khi duyệt web.

10 mẹo lướt web an toàn cho doanh nghiệp

Thế nào là lướt web an toàn

Bất kì công nghệ nào cũng có khuyết điểm và có khả năng bị khai thác. Về cơ bản, khi bạn lên mạng, xem gì, bình luận ở đâu, làm việc gì cũng đều bị theo dõi bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng và những hacker “lành nghề”.

Đáng buồn thay, lịch sử cho thấy xu hướng tấn công này chỉ có gia tăng mà không thấy giảm. Cho dù gần đây có cuộc cách mạng về tính năng bảo mật, trình duyệt vẫn là một mục tiêu hàng đầu – nếu bạn vẫn chưa chú ý tới vấn đề này trong môi trường doanh nghiệp.

Vì thế, lướt web an toàn thật sự rất cần thiết. Nó giúp bạn cải thiện khả năng bảo mật cho trình duyệt và bạn cũng có thể bảo vệ bản thân trong “khu rừng rậm” Internet.

Dưới đây là 10 cách lướt web an toàn giúp cải thiện bảo mật khi duyệt web:

1. Quản lý bản vá lỗi một cách tổng thể

Quản lý bản vá lỗi không phải là điều gì mới mẻ, nhưng nó hiếm khi được thực hiện một cách tổng thể và toàn diện. Hầu hết các công ty đều thực hiện công việc này rất tốt khi lưu trữ bản vá lỗi cho hệ điều hành chính, nhưng đôi khi họ lại thiếu sót đối với những công nghệ liên quan tới web như Adobe Flash, Apple Quicktime, Java… Do đó cần nhất là quản lý tổng thể các bản vá lỗi cho toàn bộ ứng dụng desktop và ứng dụng thuộc bên thứ 3 như trình duyệt, các plug-in liên quan…

Bên cạnh đó, xu hướng BYOD (Bring Your Own Device – người dùng mang thiết bị của mình tới công ty) sẽ tiềm tàng những hiểm họa mới về quản lý bản vá lỗi bảo mật. Dó đó, trong mọi trường hợp, các doanh nghiệp vẫn phải giữ cho các bản vá được cập nhật, bởi chúng sẽ là cứu cánh trong việc ngăn chặn nhiều mối nguy hại khác nhau. Hiển nhiên, đây không phải là thuốc chữa bách bệnh và bạn không thể chữa lỗi zero-day, nhưng ít nhất nó sẽ ngăn ngừa được những đợt tấn công thăm dò thông thường (vốn chiếm tỉ lệ lớn)

2. Khai tử trình duyệt cũ

Đối với môi trường doanh nghiệp sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows, Internet Explorer vẫn đang còn nằm trong rất nhiều hệ thống máy tính hiện nay. Và nó được xem là mầm mống của hiểm họa khi Microsoft đã chính thức khai tử từ lâu.

Chính vì thế, các doanh nghiệp và người dùng cần thiết nhất là chuyển hẳn lên trình duyệt Microsoft Edge để được liên tục cập nhật các bản vá bảo mật. Một điều không thể không đề cập là việc dùng các trình duyệt mã nguồn mở như Mozilla Firefox hay Google Chrome, với tính năng cập nhật các bản vá bảo mật liên tục ngay khi vừa có, chúng sẽ là một cứu cánh an toàn.

Đặc biệt những trình duyệt như Google Chrome và Mozilla Firefox vẫn luôn được cập nhật danh sách những website được cộng đồng người dùng cảnh báo có chứa mã độc nguy hiểm. Đây là một phần không thể thiếu nếu muốn kiện toàn hệ thống bảo mật ở cấp độ người dùng cũng như doanh nghiệp.

3. Lọc Proxy với khả năng quét malware

Là một tầng bảo mật phụ và như một phần của nỗ lực thêm chiều sâu cho bảo mật, một proxy lọc với khả năng quét malware sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm như thiết bị quản lý các mối nguy hại tập trung và các proxy lọc chuyên dụng với khả năng lọc Layer 7 tiên tiến, khả năng quét malware.

10 mẹo lướt web an toàn cho doanh nghiệp

Những thiết bị này cho phép bạn có thêm được một tầng ứng dụng phụ theo dõi lưu lượng truy cập vào doanh nghiệp bạn; kết hợp với khả năng chặn địa chỉ URL, quét malware và cải thiện tính năng ghi. Điều này giúp giảm thiểu được chi phí chung cũng như tăng tốc khả năng thực hiện.

4. Phát triển khả năng chống malware

Các ứng dụng chống malware đã phát triển từ những chữ ký và công nghệ từ đơn giản cho tới việc bao gồm các chức năng chẩn đoán và dựa trên hành động. Các tính năng như dò tìm địa chỉ URL có chứa mã độc, firewall tiên tiến ngay trên máy khách, dò tìm xâm nhập trái phép vào host, cách ly và cho các ứng dụng vào danh sách đen/trắng giờ đây cũng đã được hỗ trợ rộng rãi.

Những phương pháp chống malware này sẽ thêm một tầng phòng vệ chủ động cho những điểm yếu nhất trong môi trường doanh nghiệp. Bộ ứng dụng chống malware bạn sử dụng cần phải hỗ trợ những tính năng cốt lõi này cùng các công cụ quản lý khác.

5. Quản lý chặt chẽ thiết bị di động

Smartphone và máy tính bảng ngày càng hiện diện nhiều hơn trong môi trường doanh nghiệp. Các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và iOS đã có nhiều lỗi bảo mật được phát hiện. Song song đó sự am hiểu về những loại hình mà hacker khai thác người dùng là điều cần thiết. 

Người dùng có thể dễ dàng bị lừa để tải mã độc bằng các kỹ thuật phishing ngay trên thiết bị di động của mình. Điều này xảy ra khi thiết bị thiếu phương pháp bảo vệ được cung cấp bởi các giao thức bảo mật và trình duyệt mạnh mẽ như trên máy tính desktop. Nhưng may mắn là hiện các ứng dụng đến từ bên thứ 3 đang làm rất tốt công việc cung cấp khả năng quản lý và tăng bảo mật.

6. Quy định trong việc tạo mật khẩu mạnh và xác thực bằng 2 yếu tố

Mật khẩu và những quy định, chính sách trong việc tạo mật khẩu của bạn cần phải đủ mạnh để có thể làm nản lòng hacker. Đối với doanh nghiệp, các quy định trong việc tạo mật khẩu cần phải bao gồm đầy đủ các yêu cầu về độ dài, độ phức tạp và độ tuổi mật khẩu (thời hạn sử dụng mật khẩu).

10 mẹo lướt web an toàn cho doanh nghiệp

Xác nhận bằng 2 yếu tố thường là một lựa chọn tốt, nhưng nó thường không được phức tạp cho lắm cũng như khá tốn kém. Đối với người sử dụng mật khẩu truyền thống, bảo vệ trình duyệt bằng tính năng quản lý mật khẩu có thể giúp ngăn chặn người dùng khỏi việc bị hiển thị những mật khẩu quan trọng.

Với những vấn đề liên quan tới việc quản lý mật khẩu, có rất nhiều ứng dụng có khả năng thực hiện việc này, một số được tích hợp sẵn ngay trong trình duyệt còn số khác lại được tạo bởi bên thứ 3, tiêu biểu như RoboForm, LastPass hay ứng dụng mã nguồn mở KeePass.

7. Thường xuyên tổ chức khóa đào tạo bảo mật

Trong khi nhiều công ty đã chú tâm vào việc đào tạo bảo mật cho người dùng cuối, điều này vẫn là xa xỉ trên toàn cầu. Tuy nhiên, người dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin – môi trường an toàn hơn và bảo mật hơn sẽ được thiết lập bởi người dùng được đào tạo bài bản.

Đào tạo bảo mật cho người dùng cuối nên được thực hiện thường xuyên bởi các mối nguy hại luôn không ngừng phát triển. Ít nhất, việc đào tạo hàng năm sẽ giúp người dùng nhớ và cải thiện kỹ năng của họ trong việc đối phó với các mối nguy hại mới nhất. Một lực lượng nhân viên có nhận thức bảo mật cao sẽ là một tài sản lớn trong việc chống lại rất nhiều mối nguy hiểm hiện nay.

8. Đưa ra các quy định về bảo mật

Các quy định bảo mật máy tính đúng đắn sẽ giúp người dùng hiểu được cách họ nên và không nên sử dụng nguồn thông tin như thế nào. Các phương pháp nên được đưa ra để người dùng hiểu được vai trò của họ trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Cũng nên ‘ôn lại’ các quy định nà trong quá trình đào tạo để người dùng cảnh giác và thu hút họ thực hiện một cách tự nguyện.

9. Giới hạn trong việc phân quyền

Một số công ty vẫn cho máy tính chạy với quyền admin để tránh những yêu cầu liên tục khi cần phải cài đặt hoặc cấu hình phần mềm, đội IT đôi khi lại cho phép người dùng cài đặt tất cả những gì họ muốn.

Người dùng cuối thường thiếu đi chuyên môn cần thiết để dò tìm ra malware, vậy nên họ hay bị thất bại trong việc tìm ra chúng. Thêm vào đó, các mối nguy hại từ bên trong cũng rất thực tế và bằng việc chạy các máy tính theo kiểu như vậy, bạn giống như đang thách thức các nguy cơ về bảo mật.

Để giảm thiểu những nguy hại tiềm ẩn mà malware trên web hay nhắm tới, người dùng chỉ nên có được một số quyền tối thiểu cần thiết phục vụ cho công việc hàng ngày. Giới hạn trong việc phân quyền là việc đơn giản có thể giúp bảo mật tốt hơn.

10. Hãy phòng vệ toàn diện

Đừng bị “ru ngủ” bởi những cảnh báo bảo mật sai mà rất nhiều phần mềm bảo mật cung cấp. Không có bất kì một dịch vụ, sản phẩm, hành động, nỗ lực nào là đủ để có được bảo mật toàn diện.

10 mẹo lướt web an toàn cho doanh nghiệp

Những gì cần thiết là nỗ lực phòng vệ toàn diện, phù hợp để giảm thiểu nguy hại bằng cách sử dụng các phương pháp đã nêu trên – những thói quen bảo mật hay mà bạn nên học hỏi. Bảo mật không phải là giải pháp đơn giản như việc nhấp là chạy, nó còn là một quá trình liên tục, đa dạng, lặp lại và đòi hỏi sự phối hợp.

Công nghệ không thôi vẫn chưa đủ để công ty của bạn được an toàn, nhưng có một cái nhìn toàn diện về bảo mật sẽ giúp giảm thiểu những mối nguy hại lây nhiễm qua web. Với việc malware trên web, điện toán đám mây cùng các thiết bị xách tay vẫn đang và tiếp tục phát triển, thì chẳng có lý do gì để khẳng định rằng các mối nguy hiểm sẽ sớm bị loại bỏ.

 (Tổng hợp)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây