Vì sao điện thoại cập nhật hệ điều hành thường nhanh hết pin?

0 Posts
1 Users
0 Likes
545 Views
Xuân Thành
Posts: 75
Estimable Member Admin
Topic starter
 

Không chỉ sau khi nâng cấp hệ điều hành, những chiếc điện thoại mới mua thường có xu hướng hết pin nhanh hơn so với bình thường hoặc công bố từ nhà sản xuất.

Điện thoại cần thời gian để hiệu chỉnh và

Cập nhật hệ điều hành cho điện thoại nói riêng hay thiết bị công nghệ nói chung là điều bình thường. Mỗi bản nâng cấp phần mềm thường được nhà phát hành đính kèm thông tin chi tiết lý do người dùng nên update OS cho máy như giúp cải thiện hiệu năng, khắc phục lỗi ở phiên bản hiện tại hoặc trước đó, vá lỗi bảo mật...

Tuy nhiên, tình trạng sau cập nhật thiết bị giảm thời lượng pin nhanh chóng khá phổ biến và luôn được người dùng phản ánh trên các diễn đàn công nghệ cũng như với đội hỗ trợ của hãng sản xuất thiết bị.

Điện thoại hết pin nhanh sau cập nhật

Mới đây, Apple tung ra bản cập nhật iOS, iPadOS và macOS có tên Rapid Security Response nhằm xử lý lỗi bảo mật mà không làm thay đổi phiên bản hệ điều hành hiện có trên máy. Điểm khác biệt duy nhất người dùng có thể nhận ra là ký hiệu (a) phía sau số hiệu OS, ví dụ iOS 16.4.1 (a). Không lâu sau khi nâng cấp, nhiều người cho biết máy tụt pin nhanh chóng.

Chia sẻ trên Twitter, một chủ sở hữu máy iPhone cho biết máy mất 22% pin chỉ sau 46 phút. Trường hợp khác khẳng định thiết bị giảm 30% pin trong vòng nửa tiếng. Ngoài ra còn có những phản ánh về tình trạng máy nóng bất thường và thời gian sạc lâu hơn nhiều so với trước khi cập nhật, có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Điều tương tự cũng xảy ra ở những phiên bản cập nhật OS trước đây.

Lý giải về hiện tượng... bình thường

Theo các chuyên gia công nghệ, hao pin hay nóng máy sau khi cập nhật là điều bình thường, xảy ra với các hệ điều hành, nhà sản xuất khác nhau, không chỉ riêng Apple hay iPhone. Người dùng có thể phải "chịu đựng" tình trạng này trong nhiều giờ sau cập nhật, hoặc không ít trường hợp kéo dài tới vài ngày. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc hiệu chỉnh của phần mềm.

Nhà nghiên cứu Adrian Kingsley-Hughes của ZDNet phân tích: "Việc cài đặt phiên bản bản hệ điều hành mới lên điện thoại kéo theo các tác vụ chạy nền mà người dùng không để ý hoặc chưa biết tới, từ việc lập chỉ mục tới hiệu chỉnh pin và đều cần thời gian để trở nên ổn định.

Hoạt động trên vừa tiêu tốn điện năng, trong khi việc hiệu chỉnh của hệ thống lại mang đến cảm giác như pin máy tụt nhanh hơn bình thường, dù thực tế không phải vậy".

Trong trường hợp xấu nhất là pin giảm nhanh trong thời gian dài, lên tới hàng tuần sau cập nhật thì vấn đề chắc chắn do phiên bản hệ điều hành và người dùng nên phản ánh tới nhà sản xuất để được hỗ trợ.

Đối với điện thoại mới mua với tình trạng thiết bị mới hoàn toàn, cảm giác hao pin nhanh hơn so với dữ liệu công bố của nhà sản xuất cũng không quá đáng lo. Thời gian đầu, người dùng sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm, cài đặt và thử các tính năng của máy mới và quá trình này thường mất vài ngày.

Sự hào hứng đó còn kéo dài hơn nếu thiết bị hỗ trợ nhiều công nghệ mới mẻ khiến nhu cầu sử dụng của người dùng tăng cao, trực tiếp gây hao pin nhanh hơn công bố từ hãng hay trải nghiệm của những chủ sở hữu cùng loại máy trước đó.

Ngoài ra, thiết bị mới cũng cần thời gian hiệu chỉnh và "học" thói quen sử dụng máy của người dùng để tối ưu hóa hệ thống. Do vậy ở giai đoạn đầu, các tác vụ chưa qua tinh chỉnh sẽ gây hao pin hơn so với giai đoạn sử dụng về sau.

Nguồn

nothing

 
Posted : 22/05/2023 00:40