iPhone, iPad bị dính iCloud ẩn khi Restore sẽ mất quyền truy cập thiết bị và các dịch vụ khác của Apple. Vậy dính iCloud ẩn là gì và làm cách nào để kiểm tra iCloud ẩn trên iPhone, iPad?

Thị trường các thiết bị công nghệ của chúng ta chiếm tỷ trọng không nhỏ là các dạng sản phẩm mua đi bán lại, dư dùng và cả những hàng xách tay, những hàng trôi nổi. Nếu có ý định sẽ tậu cho mình một chiếc iPhone, iPad cũ, bạn sẽ sẽ cần làm quen với thuật ngữ mà thị trường Việt hay gọi là iCloud ẩn (hay còn gọi là dính iCloud, bị iCloud).

Đối với người hiểu biết về sản phẩm của Apple, thì iCloud là một dịch vụ quen thuộc, hữu ích và vô cùng quan trọng. Chính vì quan trọng nên thường người dùng sẽ ra sức giữ kỹ, bởi nếu mất tài khoản này bạn sẽ không thể dùng iPhone, iPad bình thường như đa phần mọi người được, bởi đây là tính năng bảo mật mới mà Apple bổ sung từ iOS 7.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua

Hiện nay vẫn chưa có cách nào để xử lý lỗi dính iCloud một cách triệt để. Vì vậy, người dùng cần phải chú ý đến việc iCloud ẩn khi mua iPhone, iPad mới và nhất là phải nhớ được mật khẩu đăng nhập iCloud để không biến thiết bị của mình trở thành “cục gạch” theo đúng nghĩa đen.

iCloud là gì?

iCloud là dịch vụ quan trọng của Apple, giúp người dùng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết với nhau trên đám mây. Điều này có nghĩa là: nếu bạn dùng iPhone thì các danh bạ, lịch, hình ảnh, ghi chú, tài liệu… trên máy đều có thể được tải lên máy chủ của Apple và người dùng có thể sử dụng máy tính Mac, iPad và thậm chí là một chiếc iPhone khác để truy nhập dữ liệu này mọi lúc mọi nơi.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua
Kể từ phiên bản hệ điều hành iOS 7, ngoài tính năng đồng bộ thì iCloud còn có khả năng bảo mật dữ liệu và thiết bị rất mạnh. Nếu một chiếc iPhone hoặc iPad được kích hoạt với một tài khoản iCloud thì chỉ người chủ sở hữu tài khoản đó mới có quyền truy cập vào máy và các dữ liệu liên quan.

Ngoài ra, iCloud còn cho phép bạn tìm được vị trí của thiết bị với tính năng Find My iPhone khi bị mất cắp. Kẻ trộm cũng vì không thể đăng nhập tài khoản iCloud nên chỉ biết ngồi… ngắm chiếc iPhone mà thôi, hoặc phải bán với giá rẻ cho các công ty sửa chữa để luộc phần cứng. Tuy hiện kẻ trộm và các cao thủ chuyên bẻ khoá đã bắt đầu khai thác bằng cách lừa đảo nạn nhân bị mất trộm vô tình cung cấp mã khoá để giải mã Activation lock, nhưng nhìn chung tính năng bảo mật này đã giúp tình trạng đánh cắp iPhone giảm đi đáng kể.

iCloud ẩn (dính iCloud) trên iPhone, iPad là gì?

Có nhiều cách gọi cho lỗi này, dính iCloud / iCloud ẩn hay đơn giản là bị iCloud nhưng tất cả đều là một. iCloud ẩn là một dạng iCloud vẫn tồn tại kích hoạt khóa (Activation Lock) trên máy chủ Apple, nhưng thiết bị iDevice đã thoát ra hoàn toàn. Vì đã thoát iCloud trên máy nên bạn vẫn sử dụng thiết bị bình thường nhưng nếu Restore (chạy mới) thì iPhone, iPad sẽ trở thành một “đống gạch” không hơn không kém – lúc này chức năng Activation Lock sẽ kích hoạt (như hình dưới).

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua
Bị dính iCloud tức là bạn mất quyền truy nhập tài khoản iCloud, như vậy thì một chiếc iPhone, iPad giá cả chục triệu đồng sẽ trở thành một cục chặn giấy đúng nghĩa vì không sử dụng được tính năng nào nữa, dù trên thị trường vẫn có những cửa hàng hack được lỗi này nhưng giá không hề rẻ và tỉ lệ thành công chưa bao giờ đạt 100%. Tuy bạn có thể đăng nhập tài khoản iCloud mới, nâng cấp phần mềm thoải mái nhưng không thể khôi phục cài đặt gốc hay Restore máy vì iCloud cũ vẫn lưu trên máy chủ Apple.

Những nguyên nhân khiến iPhone, iPad bị dính iCloud ẩn?

Đa phần người dùng iPhone bị dính iCloud ẩn vì 3 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Người dùng sau khi đã thiết lập và sử dụng iCloud trên iPhone, iPad nhưng sau đó lại không nhớ mật khẩu và tài khoản để vào lại iCloud. Đến khi Restore máy, hệ thống yêu cầu đăng nhập iCloud mới vỡ lẽ ra thì đã quá muộn.

Thứ hai: Lúc mua iPhone, iPad cũ, người dùng không cẩn thận kiểm tra thiết bị có bị dính iCloud ẩn hay không và cũng không yêu cầu chủ cũ của máy restore lại và đăng nhập tài khoản iCloud của mình vào. Đây là một lỗi rất nhiều người gặp phải và chỉ đến khi mua về mới biết.

Thứ ba: Những người nhặt được iPhone, iPad hoặc những kẻ cắp iPhone mà chủ nhân thực của thiết bị đã kích hoạt iCloud thì máy coi như bị dính iCloud ẩn.

Cách kiểm tra iPhone, iPad có dính iCloud ẩn hay không?

Cách 1: Apple cung cấp công cụ Activation Lock Status Checker để kiểm tra tình trạng khóa kích hoạt của thiết bị. Thông qua đây, bạn có thể biết được iPhone, iPad và iPod Touch có bị khóa iCloud hay dính iCloud ẩn hay không để tránh mua lầm.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua

Trước tiên, bạn hãy vào địa chỉ tại liên kết: https://www.icloud.com/activationlock/ và nhập số IMEI hoặc số serial, sau đó điền mã captcha rồi nhấn Tiếp tục. Nếu kết quả hiển thị Khóa kích hoạt: Tắt thì máy không bị khóa iCloud và bạn có thể yên tâm mua máy không lo dính iCloud.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua
Nhưng nếu kết quả Khóa Kích Hoạt: Bật thì bạn cần yêu cầu chủ nhân của máy tắt đi, restore lại thì khi đó mới trả tiền.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua

Cập nhật: Apple hiện đã bỏ trang check Activation Lock nhằm tránh tình trạng các hacker Trung Quốc khai thác để kiểm tra số series, chi tiết mời bạn xem bài viết Xoá Activation Lock, Apple chặn những kẻ muốn hồi sinh iPhone bị trộm

Cách 2: Với thiết bị chưa Jailbreak, bạn vào Settings > General > Reset > Erase All Content and Settings. Máy sẽ khôi phục lại cài đặt gốc và khởi động lại. Nếu hệ thống không yêu cầu nhập tài khoản iCloud thì chứng tỏ thiết bị không dính iCloud ẩn. Nhưng nếu máy bắt nhập password thì bạn cần yêu cầu người bán cung cấp để nhập vào.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua
Cách 3: Đối với iPhone, iPad đã Jailbreak, chúng ta không thể tiến hành kiểm tra iCloud ẩn như trên được vì làm như vậy vậy bị treo Táo. Hãy làm theo các bước hướng dẫn sau:

  • Vào chợ ứng dụng Cydia trên thiết bị Jailbreak, cài đặt “afc2dd” từ source BigBoss có sẵn và phần mềm iFile.
  • Kết nối thiết bị với máy tính cài đặt sẵn iFunbox. Từ máy tính bạn truy cập vào iFile thông qua đường dẫn var/root/Library và copy thư mục Lockdown sang máy tính, sau đó xóa file gốc trên iPhone/iPad.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua

  • Sau khi xóa thư mục Lockdown, bạn tiến hành khởi động lại iPhone, iPad và để ý: nếu máy không yêu cầu đăng nhập tài khoản iCloud cũ thì chứng tỏ thiết bị không bị dính iCloud ẩn.

iCloud ẩn: nguyên nhân, cách kiểm tra iPhone, iPad cũ trước khi mua

(Tổng hợp)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây