Con tôm Việt Nam đang mang lại giá trị kinh tế cao nhờ khả năng xuất khẩu. Đạt được những thành công và chấp nhận rộng rãi ở các thị trường khó tính, thủy sản Minh Phú đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu và nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của riêng mình.

Nuôi Tôm công nghệ cao ở Việt Nam

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao không dễ dàng

Nuôi tôm công nghệ cao là một mô hình giúp tăng năng suất sản phẩm nhờ kiểm soát toàn bộ chu trình nuôi, thông qua các công nghệ cho ăn tự động, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để kiểm soát các chỉ tiêu môi trường nước; hệ thống công trình nuôi được sắp xếp, bố trí lại hợp lý, liên hoàn từ hệ thống ao nuôi, ao lắng, trữ nước, ao chứa chất thải và hệ thống xử lý chất thải đang dần hình thành.

Đã có rất nhiều tỉnh thành ở khu vực phía Nam khuyến khích việc nuôi tôm công nghệ cao bởi khả năng nuôi siêu thâm canh giúp sản lượng tôm có thể tăng lên đến 10 lần so với hình thức thâm canh trước đây.

Tuy vậy những khó khăn ở mô hình nuôi tôm công nghệ cao cũng rất đáng kể. Khó khăn đầu tiên là vấn đề nguồn vốn đầu tư, nguồn điện 3 pha. Đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề lớn, vì nếu không ổn định hoặc không có giá thì thường sẽ không có lời.

Kiểm soát nước thải cũng là điều mà mô hình nuôi tôm công nghệ cao cần phải xử lý triệt để. Nếu không thực hiện tốt, sau một thời gian ngắn thời kỳ tôm chết hàng loạt của mô hình nuôi quảng canh sẽ xảy ra.

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao khép kín của Thủy sản Minh Phú

Nuôi Tôm công nghệ cao ở Việt Nam

Những khó khăn của mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã được Thủy sản Minh Phú giải quyết triệt để nhờ một quy trình khép kín và tự cung tự cấp toàn bộ. Tổng diện tích nuôi tôm của Thủy sản Minh Phú là 900 ha với công nghệ cũ tương đối tốt, nhưng từ khi phát sinh bệnh EMS, Minh Phú phải tìm công nghệ mới.

Năm 2018, Thủy sản Minh Phú đã thành công trong thử nghiệm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ 3 Sạch, đạt năng suất 50 tấn/ha/vụ, tăng tỷ lệ thành công nâng từ 40-50% lên 90-100%, số vụ nuôi trong năm tăng từ 1-2 vụ/năm lên 4-5 vụ/năm. Tỷ suất lợi nhuận đạt 40-60%/vụ, đảm bảo cho nông dân có lãi dù giá nguyên liệu tôm trên thị trường có thời điểm xuống rất thấp do ảnh hưởng của giá tôm thế giới.

Bước đầu, công nghệ mới cho thấy vai trò tích cực trong tiết giảm chi phí nguyên liệu. Thủy sản Minh Phú cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ AI cho các vùng tự nuôi và nhà máy chế biến nhằm giảm chi phí nhân công và tăng năng suất nuôi trồng, chế biến. Trước đây cần 4.000 nhân công để quản lý 2.000 ao nuôi, sau khi áp dụng AI số nhân công giảm còn 40. Số lao động dư sẽ chuyển về nhà máy để đáp ứng nhu cầu gia tăng công suất chế biến.

Nuôi Tôm công nghệ cao ở Việt Nam

Thủy sản Minh Phú cho rằng nguồn vốn đầu tư cho vùng nuôi lớn, dù vậy tập đoàn vẫn tự chủ động đầu tư, không vay ngân hàng. Tính đến tháng 6 năm nay, tổng sản lượng cả công nghệ mới và cũ của Minh Phú là khoảng 23.080 tấn (chiếm khoảng 20% sản lượng), trong đó công nghệ mới tại Lộc An 5.800 tấn, tại Kiên Giang khoảng hơn 4.000 tấn. Thủy sản Minh Phú lập mục tiêu đến năm 2020 nuôi tôm 900 ha theo công nghệ mới.

Nhờ áp dụng đúng quy trình và khoa học, công nghệ nuôi tôm mới của Thủy sản Minh Phú thành công 100%, lợi nhuận một ao đạt 300 triệu đồng/vụ.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây