ByteDance đã bỏ ra 1 tỷ USD quảng cáo cho TikTok nhưng vẫn không giữ được người dùng, hãng cần tập trung vào tính năng để phát triển lâu dài.

TikTok sẽ sớm sụp đổ nếu không tập trung vào người dùng

Facebook đã viết ở một báo cáo “Chỉ trong 3 năm, TikTok trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới”. Ứng dụng có lượt tải toàn cầu đạt hơn 1 tỷ, xuất hiện ở 150 quốc gia. Số lượt cài đặt vượt cả Facebook và Instagram vào năm 2018.

Hồi tháng 11/2017, công ty Trung Quốc ByteDance mua ứng dụng của Mỹ có tên Musical.ly và đặt lại là TikTok để phát triển.

Kể từ đó, TikTok trở thành cơn sốt toàn cầu nhờ nguồn dữ liệu bởi công nghệ máy học (Machine learning). Ứng dụng cung cấp các video giải trí ngay cả khi người dùng không tạo tài khoản. Bên cạnh đó, TikTok sở hữu công cụ tạo tương tác mạnh mẽ là song ca. Bạn có thể phối lại nội dung hát cùng người khác với tính năng này.

Theo báo cáo từ The Wall Street Journal hồi tháng 7, ByteDance đã bỏ ra 1 tỷ USD để quảng cáo ứng dụng trong năm 2018. Dù vậy, các lãnh đạo của hãng cho biết phần lớn người dùng vẫn từ bỏ ứng dụng trong vòng 30 ngày.

Sau 2 năm ra mắt, TikTok trở thành đối thủ của Facebook trong lĩnh vực mạng xã hội toàn cầu. Phần mềm thuộc quyền quản lý của ByteDance – công ty có nhiều ứng dụng phổ biến trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, startup được định giá 75 tỷ USD này sở hữu nguồn lực mạnh mẽ giúp họ có thể cạnh tranh với mọi đối thủ. Thậm chí, hãng này gần đây còn tuyên bố về tham vọng xây dựng bộ máy tìm kiếm.

TikTok có văn hóa làm việc với cường độ lớn, sở hữu nhiều nhân tài Trung Quốc và một số người điều hành từ Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán công ty sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần.

Có quá nhiều người dùng thử TikTok chỉ trong vài lần mà không quay lại. Điều này từng xảy ra với Twitter nhiều năm trước. Ứng dụng được nhiều người tại Mỹ chú ý nhưng họ vẫn xóa ngay sau đó. Hiện tại TikTok bỏ ra 3 tỷ USD mỗi ngày dể quảng cáo tại Mỹ. Nền tảng video dần trở nên phổ biến tại đây nhưng nếu không duy trì, ứng dụng này có thể mất vị thế trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, tất cả mạng xã hội đều có thời điểm đỉnh cao, nếu họ không phát triển thì sẽ bị triệt tiêu. Điều này đang diễn ra với TikTok, mạng xã hội này sở hữu nguồn video phong phú và lượng người dùng đông đảo. Vấn đề dường như rõ ràng hơn khi mọi người khó có thể hình dung được tính năng tiếp theo TikTok phát hành trong năm tới. Để đi lên, hãng cần đầu tư mạnh vào trải nghiệm người dùng thay vì tập trung quảng cáo. ByteDance có thể xem một bài học từ ứng dụng khác như Snapchat – ứng dụng vẫn tiếp tục phát triển nhờ tính năng độc đáo như tin nhắn biến mất hay Stories.

Những người có sức ảnh hưởng trên nhiều phương tiện truyền thông thường nhắm đến hai thứ: hướng đến khán giả và làm vì tiền. Một nền tảng đang với tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người nổi tiếng vì cơ hội phát triển. Tuy nhiên, họ sẵn sàng từ bỏ nếu xuất hiện nơi khác với lượng khán giả và thu nhập tốt hơn.

ByteDance từng va chạm với chính phủ Mỹ. Công ty vừa giải quyết những vấn đề về quyền riêng tư cùng FTC kèm số tiền phạt 5,7 triệu USD. Trong tình hình Mỹ đang có mối lo về doanh nghiệp Trung Quốc, hãng nên cẩn thận nếu muốn trụ vững ở nước này.

TikTok phiên bản tiếng Trung là một trong những công cụ tuyên truyền cho nhà nước. Mỹ sẽ để ý đến hoạt động của mạng xã hội này với mục đích giảm thiểu nguy cơ về an ninh quốc gia. Tương tự, trước đây từng có mạng xã hội RT của Nga hoạt động tại Mỹ. Với 1 tỷ người dùng hàng tháng kèm nguồn dữ liệu được kiểm soát bằng thuật toán, họ đã đạt được một số mục tiêu tại nước này.

Cuối cùng, công ty sở hữu TikTok cần tránh xa những rắc rối liên quan đến chính phủ Trung Quốc để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ đến sự phát triển hiện tại.

Theo The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây