Các thẩm phán của Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã quyết định không lắng nghe vụ kiện giữa Google và Oracle. Điều này sẽ đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng API giữa hai công ty này cho các tòa án cấp dưới.

toa-toi-cao-hoa-ky-tu-choi-lang-nghe-vu-kien-giua-google-va-oracle

API (Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng được cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng. Một chương trình máy tính có thể thường phải dùng các hàm API của hệ điều hành để xin cấp phát bộ nhớ và truy xuất tập tin. Nhiều loại hệ thống và ứng dụng hiện thực API, như các hệ thống đồ họa, cơ sở dữ liệu, mạng, dịch vụ web, và ngay cả một số trò chơi máy tính. Hệ giao tiếp lập trình ứng dụng giúp ích rất nhiều cho người sử dụng vì nó cho phép tiết kiệm được nhiều thời gian tìm hiểu các chương trình mới, do đó khích lệ mọi người dùng nhiều ứng dụng hơn.

Google đã xây dựng hệ điều hành Android trên cơ sở một phiên bản sửa đổi của Java, ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Sun Microsystems (nay thuộc sở hữu của Oracle) trong thập niên 90. Để giúp thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng cho nền tảng mới của mình, Google sử dụng các API của Java mà nhiều công ty lập trình đã thoải mái sử dụng từ trước.

Một phán quyết có lợi cho Oracle có thể cung cấp cho các hãng công nghệ nhất định “quyền lực chưa từng có và nguy hiểm”, khiến những nhà phát triển gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo ra các phần mềm mới, trừ khi có một điều luật để bảo vệ cho việc sử dụng các API.

Vụ kiện giữa Oracle và Google bắt đầu từ năm 2010. Oracle cho rằng Google đã vi phạm bản quyền khi sử dụng API của Java mà không có sự cho phép của họ. Đáp lại, Google cho rằng các API không thể có bản quyền, vì chúng là chìa khóa để “hợp tác và đổi mới” và “các dạng ngôn ngữ máy tính mở và tương thích tạo thành một cơ sở quan trọng cho việc phát triển phần mềm”.

Một tòa án cấp quận đã ra phán quyết có lợi của Google vào năm 2012, cho rằng các API không có bản quyền. Hồi tháng Năm, tòa án phúc thẩm liên bang lật ngược phán quyết đó bằng việc tuyên bố các API là những sản phẩm sáng tạo và chúng cần có bản quyền. Tuy nhiên, tòa án này cũng cho rằng Google vẫn có thể được sử dụng hợp pháp các API một cách hợp lý và gửi vụ kiên trở lại tòa án cấp dưới để tranh luận.

Mạc Vũ

Nguồn: The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây