Trước tiên, người viết muốn bạn thực hiện một thử nghiệm nhỏ: Bạn hãy thử dùng trang Google Search để tìm kiếm thông tin với một vài từ khóa bất kỳ, sau đó so sánh kết quả thu được khi bạn đang ở chế độ đăng nhập và không đăng nhập tài khoản Google. Chắc chắn sẽ có một sự khác biệt không nhỏ.

van-de-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-dung-su-tuong-phan-giua-apple-va-google-1

Kết quả tìm kiếm trên Google Search có sự khác biệt đáng kể khi người dùng đăng nhập hay không đăng nhập tài khoản Google

Một vài ngày trước, Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, đã có một bài phát biểu khá bất ngờ tại Trung tâm bảo mật dữ liệu điện tử (EPIC) mà nhiều người cho rằng trong đó ông đang ám chỉ trực tiếp đến Google: “Quyền riêng tư của chúng ta đang bị tấn công từ nhiều chiến tuyến. Tôi đang nói với các bạn từ Thung lũng Silicon, nơi mà một số công ty thành công nhất và to lớn nhất đã xây dựng việc kinh doanh của mình bằng cách khiến cho khách hàng ảo tưởng và hài lòng về thông tin cá nhân của mình. Họ đang tận dụng mọi thứ có thể biết được về bạn và cố gắng kiếm tiền từ nó. Chúng tôi nghĩ như vậy là hoàn toàn sai trái. Đó không phải là loại công ty mà Apple muốn hướng đến”.

Trên thực tế, một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Google là đến từ quảng cáo. Nhiều chuyên gia công nghệ vẫn tin rằng Google luôn tìm cách để tối ưu hóa các nội dung quảng cáo trên các dịch vụ của họ. Các thuật toán của công ty này được tích hợp vào tất cả các nội dung, từ hình ảnh, âm nhạc đến các ứng dụng, giúp Google có thể thu thập được các thông tin về nhu cầu, sở thích và thói quen của người dùng, và từ đó họ sẽ đưa ra những quảng cáo có tính định hướng. Cách thức trên được tiến hành trên cả nền tảng di động Android và các trình duyệt PC – nơi người dùng thường đăng nhập tài khoản Gmail và sử dụng công cụ tìm kiếm Google Search.

Với phát biểu của mình, Tim Cook đã khẳng định một điều rằng Apple sẽ không chấp nhận một hướng đi như vậy.

van-de-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-dung-su-tuong-phan-giua-apple-va-google-2Tim Cook cam kết Apple sẽ không sử dụng thông tin của người dùng cho mục đích quảng cáo

“Táo khuyết” luôn cam kết sẽ không can thiệp vào sự riêng tư của người dùng. Các nội dung do Apple cung cấp, như âm nhạc hay các tin tức, sẽ không phụ thuộc vào việc khách hàng của họ là ai hay có thói quen tìm kiếm thông tin như thế nào. Thay vào đó, Apple sẽ chỉ tìm kiếm lợi nhuận từ việc bán các thiết bị phần cứng, phần mềm, âm nhạc hay các ứng dụng.

Sự cam kết đó đã được lặp lại một lần nữa sự kiện WWDC 2015. Với hệ điều hành mới iOS 9, Apple đã đem đến cho người dùng một trợ lý ảo mới là Proactive (Chủ động). Đúng với tên gọi của mình, Proactive sẽ chủ động đưa ra những gợi ý và câu trả lời cho người dùng mà không hề sử dụng thông tin riêng tư của họ. Apple khẳng định mọi truy vấn của khách hàng sẽ luôn ở dạng ẩn danh, nghĩa là Proactive sẽ không liên kết với Apple ID và không gửi thông tin về máy chủ. Nó khác hẳn với cách thức làm việc của Google Now – trợ lý ảo trên nền tảng Android hiện nay, luôn yêu cầu quyền truy cập vào tất cả các tài khoản của người dùng.

Rõ ràng, quan điểm của Apple là rất đáng chú ý. Tất cả mọi công ty công nghệ cũng đều phải chú trọng đến quyền riêng tư và vấn đề bảo mật thông tin của người dùng, vì đó là một những yếu tố cơ bản trong thời đại bùng nổ internet hiện nay. Công ty nào có được lòng tin của khách hàng trong việc lưu trữ và bảo mật dữ liệu sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Mạc Vũ

Tham khảo: The Verge, ZDNet

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây