Việc đổi eSIM sang máy khác gây nhiều bất tiện hay một vài máy gặp tình trạng sóng không ổn định gây khó khăn cho trải nghiệm của số đông người dùng smartphone tại Việt Nam.

SIM điện tử là tính năng không còn xa lạ trên những dòng điện thoại iPhone hiện nay. Tuy vậy, ở thế giới smartphone dùng hệ điều hành có thị phần lớn nhất thế giới lại không được nhiều thương hiệu điện thoại trang bị.

eSIM là gì?

eSIM, hay là viết tắt của từ Embedded SIM, là loại SIM điện tử thay thế các loại SIM nhựa thông thường hiện nay. eSIM có các chức năng có thể thay thế SIM thông thường và hiện diện bên trong bảng mạch của điện thoại.

Vì sao người dùng Việt không mặn mà với eSIM

Những chiếc điện thoại di động đầu tiên vào thập niên 90 đã sử dụng eSIM trên hạ tầng mạng CDMA. Chiếc iPhone đầu tiên cũng từng có kế hoạch sử dụng công nghệ này theo mong muốn của cựu CEO Apple – Steve Jobs. Cuối cùng, iPhone đầu tiên vẫn phải dùng chuẩn mini SIM để phục vụ cho người dùng hạ tầng mạng GSM vốn phổ biến hơn.

Chính vì thiết kế nhỏ gọn, eSIM dễ dàng tích hợp vào bất kỳ thiết bị liên lạc nào khi có nhu cầu sử dụng. Đối với điện thoại, việc không cần khay SIM có thể tối ưu không gian cho những linh kiện khác, mở rộng dung lượng pin, trong khi vẫn đảm bảo độ mỏng cho máy. Cùng với đó, những chiếc đồng hồ thông minh cũng đã là mục tiêu mà eSIM nhắm đến.

Ngoài tính năng bảo mật, eSIM có thể lưu trữ nhiều số thuê bao trên cùng một chiếc điện thoại. Điều này tạo ra sự tiện lợi cho người dùng khi cần lưu trữ và sử dụng nhiều SIM khi không cần phải thao tác ‘tắt máy – chọt khay SIM’ để thay đổi. SIM vật lý với số serial cố định chỉ có thể tương thích với 1 thuê bao của nhà mạng.

eSIM bắt đầu phổ biến từ khi nào?

Chiếc iPhone Xs được trình làng với tính năng sử dụng 2 SIM online cùng lúc, khi mà thế giới điện thoại Android đã quá quen thuộc vào thời điểm lúc bấy giờ. Ngoài một số thị trường như Trung Quốc, Hong Kong, những chiếc iPhone được trang bị 1 khay SIM truyền thống và 1 eSIM.

Từ đó, thói quen người dùng cũng cần phải thay đổi nếu muốn sử dụng 2 số thuê bao trên cùng một chiếc điện thoại ‘nhà Táo’ từ phiên bản iPhone Xs.

Vì sao người dùng Việt không mặn mà với eSIM

Một lợi thế rất lớn để eSIM tiếp cận đến người dùng Việt chính là việc 3 nhà mạng đã sớm triển khai công nghệ này ngay khi iPhone Xs được mở bán chính thức. Các tín đồ cuồng Táo hào hứng đón nhận thông tin này bởi chi phí thay thế chỉ ngang với việc thay SIM cũ.

Ngoài eSIM, nhà mạng còn ứng dụng thêm tính năng MultiSIM giúp một số thuê bao có thể sử dụng lên đến 5 SIM tuỳ chọn eSIM hoặc SIM vật lý. Khi có cuộc gọi đến thuê bao dùng MultiSIM, chiếc đồng hồ Apple Watch LTE có thể nhận cuộc gọi mà không cần phải kết nối đến iPhone, trong khi vẫn có thể kết nối đến internet như Spotify để nghe nhạc trực tuyến.

Cách dùng eSIM trên điện thoại như thế nào?

Trên iPhone, người dùng truy cập vào mục Di động > Thêm gói cước di động. Nhà mạng cung cấp eSIM đến người dùng thông qua một mã QR chứa dãy số định danh.

Khi dãy số của eSIM được thêm vào, thiết bị sẽ gửi mã EID đến nhà mạng để xem số thuê bao này có đang sẵn sàng để hoạt động với eSIM trên thiết bị đã quét hay không. Trên SIM vật lý cũng có số serial để khi gắn vào bất kỳ máy nào cũng đều hoạt động vì nhà mạng đã lưu trữ serial đó trên hệ thống tương ứng với số thuê bao.

Khi số EID đồng bộ với nhà mạng, một chiếc điện thoại khác không thể quét mã QR của eSIM để hoạt động. Muốn sử dụng cho thiết bị mới, người dùng có thể chủ động xoá eSIM trong máy.

Tuy nhiên, nhà mạng vẫn có thể lưu trữ EID trên hệ thống và từ chối việc thay đổi thiết bị với QR cũ. Lúc này, người dùng buộc phải yêu cầu một QR code mới để có thể lưu trữ EID của thiết bị mới.

Vì sao người dùng Việt không mặn mà với eSIM
Thông báo lỗi không thể thêm eSIM vào thiết bị

Trên thực tế, nhà mạng hoàn toàn có thể sử dụng thuật toán tự loại bỏ EID của thiết bị A trên một QR code, từ đó thiết bị B có thể quét lại chính QR code đó để đồng bộ EID mới. Rủi ro lúc này thực sự rất hiếm gặp phải vì khó có thể xảy ra trường hợp bạn vừa xoá eSIM máy A, rồi ngay lập tức có một máy C quét được mã QR bị lộ của bạn dành cho việc sử dụng trên máy B.

Và những bất tiện đã xuất hiện

Người dùng thường mong muốn những trải nghiệm tốt nhất với những dịch vụ và sản phẩm mang lại. Việc các nhà mạng bảo mật tính năng eSIM vô tình khiến cho việc thay đổi trở nên khó khăn, gây ra phiền toán đối với những người thường xuyên thay đổi smartphone.

Một số tranh luận chỉ trích vào những nhóm người dùng thường thay đổi SIM điện thoại. Họ cho rằng ai cũng có một SIM chính để dùng, tại sao không dùng nó cố định là eSIM.

Thực tế, khi điện thoại gặp trục trặc, việc thay đổi eSIM không hề đơn giản như cách mà SIM vật lý thực thi. Trường hợp với máy bị mất cắp thì việc phải ra cửa hàng giao dịch thay SIM là điều cần thiết.

Tất nhiên, nhà mạng bảo vệ quyền lợi cho chính họ dựa trên thông tin người dùng. Việc chuyển đổi eSIM qua máy mới cần có sự xác thực tại nơi giao dịch là điều cần thiết, tương tự như việc cấp lại SIM bị hỏng hoặc mất.

Hiện tại, MobiFone & Viettel đều hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng tự đổi eSIM bằng ứng dụng, với MobiFone chỉ áp dụng cho dòng điện thoại iPhone.

Vì sao người dùng Việt không mặn mà với eSIM

Theo tìm hiểu của mình, một nhà mạng đã gặp trường hợp eSIM tự ý chuyển đổi sang máy khác khi ứng dụng quản lý nhà mạng được truy cập trên máy đó với username và password.

Lúc này, người dùng thuê bao đó trên máy cũ sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hoá eSIM. Chính lỗ hổng này đã khiến cho nhà mạng này buộc phải gửi mã OTP xác thực mỗi khi ứng dụng quản lý của họ được đăng nhập trên thiết bị mới, và họ cũng áp dụng việc xác thực OTP khi chuyển đổi eSIM.

Trường hợp thuê bao của một chiếc máy A dùng eSIM bị hỏng màn hình, nó sẽ không thể nhận hiện được mã OTP để chuyển đổi eSIM sang máy B. Rõ ràng, sự bảo mật cũng đồng nghĩa với những bất tiện sẽ xảy ra.

Nếu iPhone bán ra tại Việt Nam không còn khay SIM?

Có thể thấy eSIM tại các nhà mạng ở Việt Nam đã sẵn sàng để sử dụng với những thiết bị được bán chính hãng. Chi phí để cấp mới eSIM vẫn ở mức 25.000 đồng là hợp lý, mặc dù một số nhà mạng thu phí SIM vật lý ở mức thấp hơn.

Apple đã nâng cấp tính năng trên iOS 16 với khả năng chuyển eSIM sang máy mới mà không cần phải quét lại mã. Thực tế, tính năng này có thể không khả dụng ở Việt Nam.

Để có giải pháp thuận tiện nhất, việc sử dụng 1 mã QR code để gắn thuê bao vào SIM điện tử vẫn là một lựa chọn phù hợp. Thực tế nhà mạng Reddi đang áp dụng tính năng này với các thuê bao của họ với đầu số 055.

Vì sao người dùng Việt không mặn mà với eSIM
Giao diện hỗ trợ chuyển eSIM từ iPhone cũ sang iPhone mới

Hiện tại, thế hệ iPhone 14 chính hãng khi phân phối tại Việt Nam vẫn sở hữu khay SIM và eSIM. Người dùng sẽ không gặp bất tiện khi buộc phải chuyển hoàn toàn qua việc dùng eSIM.

Từ phiên bản iPhone 13, Apple đã cho khả năng sử dụng 2 eSIM online cùng lúc, thay vì chỉ 1 SIM + 1 eSIM như thế hệ iPhone 12 trước đó.

Như vậy, nếu trải nghiệm người dùng với SIM điện tử được cải thiện. Tính năng này trên smartphone sẽ dần dần tạo thiện cảm hơn với người dùng.

Không chỉ iPhone, một số dòng máy như Samsung Galaxy S series, Google Pixel cũng trang bị eSIM để tạo ra những tiện ích cho người dùng muốn sở hữu nhiều số thuê bao trên một máy mà không cần thao tác thay thế SIM thông thường.

Di Động Việt là đại lý bán lẻ uỷ quyền (AAR) chính hãng các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Đơn vị này sẽ phân phối các dòng sản phẩm iPhone 14 đến tay người dùng khi Apple mở bán chính thức tại Việt Nam.

Bạn có thể nhấn vào đây để đăng ký thông tin cập nhật mới nhất để có cơ hội sở hữu sản phẩm dự kiến phân phối từ giữa tháng 10.2022.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây