Vào ngày hôm qua (26/6), Tòa án tối cao Hoa Kỳ (SCOTUS) đã chính thức ra phán quyết công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính tại Hoa Kỳ sau rất nhiều năm tranh cãi. Vậy tại sao SCOTUS lại có quyền đưa ra những phán quyết như vậy?

vi-sao-van-de-hon-nhan-dong-tinh-lai-duoc-phan-quyet-boi-toa-toi-cao-hoa-ky

Đầu tiên, chiếu theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tòa án tối cao là cơ quan có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến). Điều đó có nghĩa các đạo luật của đã được thông bao ở các tiểu bang và cả ở Quốc hội (bao gồm Thượng viện và Hạ viện) có thể được xem xét lại bởi Tòa án tối cao.

Luật Bảo vệ Hôn nhân (DOMA) của Mỹ được ban hành vào năm 1996 cho phép một tiểu bang của nước này không công nhận giá trị pháp lý của một mối quan hệ đồng tính ngay cả khi nó đã được công nhận là hôn nhân bởi một tiểu bang khác. Điều này, theo lý giải, là để mỗi tiểu bang có thể đảm bảo những niềm tin và yếu tố văn hóa của riêng mình. Đạo luật này cũng định nghĩa hôn nhân được công nhận theo luật liên bang là sự kết hợp giữa một nam và một nữ. Đây chính là lý do nảy sinh ra những tranh cãi buộc SCOTUS phải ra phán quyết cuối cùng.

Trước thời điểm 26/6, đã có 38 tiểu bang ở Hoa Kỳ công nhận hôn nhân đồng tính ở những mức độ khác nhau. Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng đã tỏ thái độ ủng hộ vấn đề này, tiêu biểu như cặp đội Brad Pitt và Angelina Jolie khi họ từng tuyên bố sẽ không làm đám cưới chừng nào mọi người chưa có được quyền kết hôn tự do. Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cũng được xem là có xu hướng ủng hộ hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, nhiều thế lực thủ cựu vẫn luôn vận động chống lại vấn đề này vì những lý do liên quan đến tôn giáo, văn hóa và nhân chủng học.

Với phán quyết ngày 26/6, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thứ 21 công nhận hôn nhân đồng tính trên thế giới.

Mạc Vũ

Nguồn: Wikipedia

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây