Twitter mới đây đã thông báo sẽ khai tử Vine trong thời gian tới. Đây được xem là dấu chấm hết cho một mạng xã hội độc đáo từng tạo ra trào lưu. 

Chặng đường 4 năm huy hoàng cho đến ngày Vine bị khai tử

Thành công của Vine từ sự mới mẻ

Vine xuất hiện tại thời điểm mà mọi người chỉ có lựa chọn là YouTube khi nhắc đến video trực tuyến. Tuy không phải là nhân tố quyết định thay đổi, nhưng Vine đã góp phần quan trọng trong tiến trình đó.

Tại thời điểm sáng lập vào tháng 6/2012, Vine là mạng xã hội thứ 2 sau YouTube cho phép đăng nội dung video. Với việc chỉ cho phép video dài 6 giây, Vine đã thành công trong việc tạo ra 1 hướng đi mới, cũng như sản sinh nhiều ngôi sao trên Internet biết cách sử dụng hiệu quả thời lượng 6 giây quý giá này.

Cuối năm 2012, chứng kiến sự thành công của Vine, Snapchat đã trở thành nền tảng thứ 3 hỗ trợ video và cho phép độ dài 10 giây. Có thể bạn không tin, nhưng từng có lúc Vine được quan tâm nhiều hơn Snapchat.

Chặng đường 4 năm huy hoàng cho đến ngày Vine bị khai tử

Vine phải đối mặt với nhiều đối thủ hơn

Ngoài việc hỗ trợ đăng video ngắn của Snapchat. Vine lại phải đối mặt với đối thủ khác là Giphy, nền tảng đánh trực tiếp vào yếu tố mới lạ của Vine khi tạo ra 1 thư viện các đoạn video còn ngắn hơn 6 giây.
Chặng đường 4 năm huy hoàng cho đến ngày Vine bị khai tử

Tình hình của Vine càng tệ hơn khi Slack bắt đầu xuất hiện. Tuy Slack không đánh trực tiếp vào thị trường của Vine nhưng việc tích hợp Giphy vào Slack cũng giúp Giphy có cú huých cần thiết để vượt qua Vine.

Vine bị khai tử do chậm thay đổi

Năm 2014 chứng kiến hàng loạt các ngôi sao mới xuất hiện trên Vine. Zach King với các trò ảo thuật, Amanda Cerny với cái clip hài,… Những người dùng có số lượng theo dõi lớn được các hãng chi tiền nhằm quảng cáo trên Vine.

Tuy nhiên, việc này dần thay đổi khi Instagram cho phép các video dài đến 60 giây. Vine vẫn từ chối thay đổi cho đến khi quá muộn. Các nhà quảng cáo bắt đầu dùng tiền ở nơi khác và các ngôi sao đi theo nơi có tiền. Vine bắt đầu lụi tàn.

Nghiêm trọng hơn, Vine gặp rắc rối do có mâu thuẫn ở cấp quản lý. Khi mà Snapchat và Instagram phát triển mạnh mẽ, các nhà quảng cáo muốn chi tiền để tăng lượng theo dõi sản phẩm của mình. Vine đã không cung cấp cho họ lựa chọn đó vì các nhà sáng lập không muốn thương mại hóa. Ngoài ra, Vine không thu được đồng nào từ các thỏa thuận quảng cáo giữa các ngôi sao và các thương hiệu.

Thị trường liên tục phát triển, Vine đã có thời cơ của họ và việc từ chối phát triển đã đưa Vine đến dấu chấm hết hiển nhiên. Dù sao thì chúng ta cũng có thể nhớ đến Vine như người đi đầu cho một trào lưu mới.

(Tổng hợp TheVerge, Readthink)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây