Trung Quốc đang thông qua gói hơn 100 tỷ nhân dân tệ (143 tỷ USD) để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đây là một bước tiến khổng lồ trong nền công nghiệp chip điện tử của nước này cũng như là một bước tấn công vị thế cường quốc công nghệ của Mỹ.

Bắc Kinh lên kế hoạch cho một trong những gói hỗ trợ phát triển lớn nhất, với dự tính trong 5 năm, gói đầu tư này được đến chủ yếu từ nguồn thuế để tăng mạnh phát triển cho ngành công nghiệp bán dẫn và những hoạt động nghiên cứu có thể thực hiện tại gia, theo nguồn tin cho hay

Đây là một trong những tín hiệu cho thấy hướng đi trực tiếp của Trung Quốc cũng như là định hướng cho tương lai về nền công nghiệp chính của nước này. Điều này đã trở thành tiêu điểm chính trị khi thời điểm hiện tại các cường quốc đang trong tình trạng thiếu chip điện tử và Bắc Kinh đang được xem như một cường quốc công nghệ.

Theo các chuyên gia, điều này khiến Mỹ và các đồng minh quan ngại về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong nền công nghiệp bán dẫn. Một số chính trị gia của Mỹ cũng đã thể hiện sự quan ngại với khả năng phát triển của Trung Quốc.

Trung Quốc sẵn sàng cho gói 143 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử dưới sự kiềm chế của Mỹ

Theo 2 nguồn tin giấu tên, gói đầu tư này có thể được ban hành vào quý đầu năm sau. Phần lớn những gói đầu tư phát triển về kinh tế sẽ được quốc gia này chi trả cho việc phát triển những thiết bị cho nền công nghiệp bán dẫn của những tập đoàn Trung Quốc. Nguồn tin khác cho hay 20% trong tổng số tiền viện trợ này sẽ được sử dụng để mua nguyên liệu.

Kế hoạch này được quyết định sau khi Bộ Tài Chính Mỹ thông qua điều luật hạn chế truy cập những nghiên cứu và những trung tâm thông tin thương mại có liên quan đến chip AI cũng như những con chip điện tử khác.

Mỹ bắt đầu ‘hối lộ” các đồng minh của mình, bao gồm Nhật và Hà Lan, thắt chặt xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất công nghiệp bán dẫn với Trung Quốc.

Đồng thời Tổng Thống Mỹ – Joe Biden vào tháng 8 đã kí sắc lệnh hỗ trợ 52.7 tỷ USD cho nền công nghiệp bán dẫn của Mỹ để nghiên cứu, cũng như giảm thuế cho các công ty sản xuất chip trị giá lên đến 24 tỷ USD.

Với những gói hỗ trợ này, Bắc Kinh hướng đến phát triển cũng như xây dựng và mở rộng những công ty nội địa trong việc: chế tạo, lắp ráp, đóng gói, nghiên cứu cũng như phát triển nền công nghiệp này.

Những người được hưởng gói viện trợ này có thể là các tập đoàn tư nhân, những công ty tập đoàn bán dẫn lớn như tập đoàn công nghệ NAURA, Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China và Kingsemi.

Trung Quốc sẵn sàng cho gói 143 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử dưới sự kiềm chế của Mỹ

Chỉ số chứng khoán của những công ty công nghệ làm chip vào những phiên trao đổi sớm vào Thứ Tư sau khi gói viện trợ này được công bố, mở phiên China’s SSE STAR CHIP, đã tăng gần 4%. Những tập đoàn bán dẫn khổng lồ từ Thượng Hải (SMIC) đã tăng ít nhất 5.2%, cao nhất trong 4 tháng gần nhất.

Theo báo cáo từ Reuters, một số công ty chip của Trung Quốc cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ 3. SMIC thêm hơn 8%, nâng mức lợi nhuận hàng ngày lên đến gần 10%. Hua Hong Semiconductor Ltd tăng gần 17%. Báo cáo này được cung cấp sau kết thúc phiên thị trường nội địa.

Tại hội nghị trung ương Đảng tháng 10, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã báo cáo sự thành công trong công nghệ hiện đại. Vấn đề công nghệ hóa đã được nhắc lại hơn 40 lần tại hội thảo, đã xuất hiện xuyên suốt từ 2017 đến nay.

Chủ tịch Tập cho biết Trung Quốc đã chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ lõi và giúp Bắc Kinh tiến gần và vượt trội trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Các chuyên gia phân tích sự giúp đỡ từ chính phủ đang giúp chống lại các áp lực hiện có từ Mỹ.

Các lệnh trừng phạt được công bố từ tháng 10 từ Mỹ đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài ngừng cung cấp các nguyên liệu chủ chốt sản xuất chip cho các công ty của Trung Quốc, bao gồm Yangtze memory Technologies Co (YMTC) và SMIC, đồng thời các nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến ngừng cung cấp cho các công ty và phòng thí nghiệm.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đưa ra một tranh chấp thương mại tại Tổ chức Thương mại Thế giới chống lại Mỹ về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của nước này.

Trung Quốc từ lâu đã tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực thiết bị sản xuất chip, lĩnh vực vẫn bị chi phối bởi các công ty có trụ sở tại Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan. Một số doanh nghiệp trong nước đã nổi lên trong 20 năm qua, nhưng hầu hết vẫn đứng sau các đối thủ về khả năng sản xuất chip tiên tiến.

Theo Reuters

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây