Tạo bản sao lưu các dữ liệu là một việc quan trọng. Nó làm giảm nguy cơ bạn đánh mất những bức ảnh kỷ niệm quý giá, những file tài liệu phục vụ công việc… trong trường hợp ổ cứng hỏng hóc, laptop bạn bị mất trộm…

Nắm rõ 3 cách sao lưu dữ liệu cơ bản dưới đây có thể giúp bạn tránh thảm hoạ

Việc sao lưu dữ liệu không phải là quá khó, tuy nhiên, khi mà có quá nhiều cách để bạn làm điều này thì với người dùng thông thường, họ sẽ cảm thấy bối rối không biết nên chọn cách nào.

Hướng dẫn này sẽ giúp chỉ ra 3 cách sao lưu dữ liệu cơ bản nhất hiện nay

Vì sao cần dùng nhiều phương pháp sao lưu dữ liệu?

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ không làm mất các dữ liệu quan trọng của mình đó là không phụ thuộc vào một giải pháp sao lưu duy nhất. Bạn cần dùng tới ít nhất hai trong ba phương pháp dưới đây, và tốt nhất là áp dụng cả ba đối với những dữ liệu thiết yếu.

Bên cạnh đó, bạn cần giữ thói quen sao lưu dữ liệu theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí khi nào có dữ liệu mới. Các giải pháp dùng ổ cứng gắn ngoài hay ổ flash có thể gặp hỏng hóc theo thời gian. Do đó, sau vài năm sao lưu, bạn cần chuyển qua ổ mới để tránh việc mất mát.

Dùng ổ cứng gắn ngoài

Nắm rõ 3 cách sao lưu dữ liệu cơ bản dưới đây có thể giúp bạn tránh thảm hoạ

Ổ cứng gắn ngoài là loại ổ cứng thông thường bên trong PC, nơi bạn có thể lưu bất kỳ loại dữ liệu nào. Nhiều mẫu ổ cứng hiện khá nhỏ và di động giúp bạn dễ dàng để trên kệ sách hay mang theo bên mình. Cũng có những mẫu ổ cứng kích thước lớn được thiết kế để bạn đặt nó trên bàn làm việc.

Ổ cứng gắn ngoài kết nối với máy tính để giúp mở rộng bộ nhớ lưu trữ cho máy. Việc kết nối thường được thông qua một sợi cáp USB. Khi đã kết nối, bạn đơn giản chỉ cần kéo và thả file từ ổ cứng gắn trong sang ổ gắn ngoài. Một khi file đã nằm ở ổ, nó sẽ được bảo đảm an toàn và có thể đem ra sử dụng trong trường hợp ổ gắn trong hỏng hay PC của bạn bị mất cắp.

Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là ổ cứng gắn ngoài cũng có thể hỏng hóc bất kỳ lúc nào. Một ngày nào đó khi bạn kết nối nó với PC và nhận ra nó không còn hoạt động nữa, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không thể truy cập các file bên trong. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi rất khó để các ổ cứng mới lại hỏng hóc hoàn toàn, và hầu hết ổ cứng có tuổi thọ rất nhiều năm trước khi cần được thay thế.

Ổ cứng gắn ngoài có nhiều tuỳ chọn về kích thước và khả năng lưu trữ. Nếu bạn không có quá nhiều ảnh, file để sao lưu, loại ổ 500 GB hay 1 TB có lẽ sẽ là đủ. 1 ổ 1 TB có thể lưu trữ hàng trăm ngàn bức ảnh chụp bằng camera 8 MP hay hàng ngàn tài liệu khác. Nếu bạn có quá nhiều dữ liệu để sao lưu, hãy tìm tới các ổ có dung lượng 2 TB.

Một số ổ cứng được thiết kế chống nước, chống lửa, và có độ bền tốt. Chúng cũng rất đáng mua trong trường hợp bạn lo ngại những tai nạn rủi ro có thể làm hỏng ổ và làm mất dữ liệu của mình.

Ổ Flash Drive USB

Nắm rõ 3 cách sao lưu dữ liệu cơ bản dưới đây có thể giúp bạn tránh thảm hoạ

Ổ flash (hay còn gọi là ổ USB) là loại ổ có kích thước nhỏ, tính di động cao. Chúng có nhiều thiết kế và hầu hết đều đủ nhỏ gọn để bỏ cùng chùm chìa khoá. Giải pháp lưu trữ này rất giống cách thứ nhất, tuy nhiên khác biệt ở đây là nó dùng bộ nhớ flash, một chip lưu trữ có thể được xoá đi và sử dụng lại.

Một ổ flash được cắm vào máy tính qua cổng USB, và sau khi kết nối, bạn có thể copy hay kéo – thả file vào đó. File sẽ được lưu trên ổ và chỉ mất khi bạn xoá đi.

Một nhược điểm của ổ flash đó là nó có thể hỏng hóc theo thời gian và lúc này bạn cũng không thể truy cập các file trong đó.

Thông thường ổ flash có dung lượng lớn vào khoảng 256, 512GB hay 1TB, đủ để bạn lưu khoảng vài ngàn tài liệu hay ảnh. Nó phù hợp để sinh viên lưu trữ các file phục vụ học tập, hay với những ai chỉ có một số dữ liệu để backup.

Sao lưu dữ liệu từ dịch vụ lưu trữ đám mây

Nắm rõ 3 cách sao lưu dữ liệu cơ bản dưới đây có thể giúp bạn tránh thảm hoạ

Lưu trữ đám mây là hệ thống nơi mà bạn sẽ chuyển file từ máy tính lên 1 máy chủ trong 1 trung tâm dữ liệu ở xa. Một công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ mây sử dụng các máy chủ này để cung cấp cho bạn 1 lượng bộ nhớ lưu trữ, và bạn sẽ thuê lượng bộ nhớ này phục vụ nhu cầu backup của mình.

Sau khi đăng ký 1 dịch vụ lưu trữ mây nào đó, bạn có thể upload file bằng 1 ứng dụng trên PC hay qua website của nhà cung cấp. Nếu có kết nối internet, bạn có thể xem, chỉnh sửa và xoá file được lưu trong tài khoản lưu trữ mây của mình bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ máy tính hay thiết bị di động nào. Bạn cũng có thể chuyển file từ dịch vụ về ổ cứng máy tính nếu muốn.

Dù lưu trữ mây là một lựa chọn lưu trữ tuyệt vời, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro. Các dịch vụ này có thể bị hacker tấn công. Trên thực tế, điều này đã từng xảy ra, mà điển hình là vụ dịch vụ iCloud của Apple bị hacker tấn công vào hàng loạt tài khoản của người nổi tiếng năm 2014.

Một rủi ro khác đó là nhà cung cấp dịch vụ có thể gặp khó khăn và phải đóng cửa, dừng hoạt động ví dụ như hãng Firedrive. Nếu điều này xảy ra, bạn không thể truy cập được bất kỳ file nào lưu trữ trong tài khoản của mình nữa.

Các nhược điểm khác đó là bạn sẽ mất nhiều thời gian để upload file lên dịch vụ, và việc upload cũng làm tốn băng thông, làm chậm kết nối internet của bạn. Nếu không có internet, bạn cũng không thể truy cập file lưu trong tài khoản.

Nguồn: ICTnews

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây