Bài viết dưới đây dịch lại của tác giả Damon Beres của trang Mashable về việc anh đã cố tìm lý do rời bỏ hệ điều hành iOS của Apple.

Apple đã 'trói' tôi vào iOS, có lẽ là mãi mãi

Có thể nói cái iPhone của Apple luôn nằm trong não của tôi, như một phần cơ thể của tôi vậy. Tôi không thích phải thừa nhận, nhưng thề có Chúa, đó là sự thật. Cái cục sắt này có kết nối mật thiết với tâm hồn tôi nhiều hơn bất cứ thứ gì trên thế giới này – trừ đám cưới của tôi.

Và tuần vừa rồi là một tuần rất căng với tôi.

Nếu bạn chưa bao giờ thử bỏ iPhone, thì tôi xin nói luôn: không dễ đâu. Sau một năm sử dụng iOS và với nhiều năm dùng Android, tôi muốn chứng minh với bản thân rằng có thể thể rời bỏ “vườn địa đàng” của Apple mà chẳng mất gì. Song cuối cùng tôi đã không thể làm được. Tôi nhận ra rằng đã hoàn toàn thuộc về công ty giàu nhất quả đất này.

Thử và thất bại

Ý tưởng là thế này: Tôi sẽ bỏ không dùng iPhone 7 nữa mà dùng một con Samsung Galaxy Note8. Tôi chọn con này vì chỉ phải trả 300USD thôi. Lý do là năm ngoái tôi có mua con điện thoại mà sau đó bị thu hồi (Galaxy Note7). Thế nên tôi được giảm giá hẳn 600USD, quá ngon để bỏ qua.

Thêm nữa là Note8 cũng là con điện thoại tôi muốn. Màn hình rất to, bút S Pen dùng rất thích và có cả đa nhiệm nữa. Còn giải trí thì quá ngon với cái màn hình rộng, giả lập video game… cái gì cũng ngon. Con Note8 này có mọi thứ tôi cần ở một cái điện thoại.

Apple đã 'trói' tôi vào iOS, có lẽ là mãi mãi

Vấn đề ở đây là iOS rất khó bỏ. Một khi bạn đã dùng iPhone thì việc bỏ hệ sinh thái của nó thường là rất đau đớn. Đặc biệt đau đớn hơn nếu như cả đời bạn vốn chỉ dùng iOS. Đột nhiên, sau khi chuyển qua Android, tôi thấy rất nhớ ứng dụng nhắn tin.

Tôi và lũ bạn không còn nhắn tin nhiều như trước nữa. Tôi đã thử tạo một group chat bằng Signal, Twitter và cả Facebook Messenger nhưng không ổn. Vậy nên tôi chat ít hơn hẳn, nhờ vào việc phải chat bằng cái app mà tôi vốn chả dùng bao giờ.

Mấy ứng dụng chat kiểu Snapchat với Instagram không thể cân nổi cái màn hình của Note 8. Thế nên hình ảnh hay video luôn hiển thị không chuẩn lắm. Gửi hình ảnh hay video cũng cần thêm một bước nữa mới thao tác được. Tôi cũng không còn chắc hình ảnh tự chụp ra có giống cái iPhone của vợ tôi chụp không nữa, do khác biệt về độ tươi của màu sắc màn hình con Note8 này.

Tôi đã tiếc nuối mọi thứ và ghét cảm giác rằng Apple đã trói mình lại. Nhiều năm liền, tôi dùng Android mà chẳng vấn đề gì. Sau khi chuyển qua iPhone 7, việc quay lại Android gần như là không thể.

Hơi xấu tính một chút!

Apple tự đưa linh hồn của tôi vào iPhone theo cách mà không nhà sản xuất Android nào làm được.

Tất nhiên là sẽ có một vài lo ngại về việc mấy thiết bị đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của chúng ta. iPhone về cơ bản được thiết kế để gây nghiện. Nó rung, nó beep để van xin bạn hãy nhìn vào cái màn hình. Mấy ứng dụng mạng xã hội liên tục đẩy thông tin vào máy, và bạn thì Like rồi Retweet liên tục. Nó như một cánh cổng mà tại đó các thông tin thú vị liên tục đi ra, khiến chúng ta cứ phải refresh liên tục để xem cho tới tận khi chết.

Nhưng điểm khác biệt của Apple với các đối thủ khác, đó chính là họ toàn quyền thiết kế sản phẩm của họ. Ở iPhone, bạn không dùng mấy app nhắn tin SMS thông thường: bạn dùng iMessage. Nếu Apple đưa ra một bản nâng cấp iOS, mọi người dùng đều có thể nhận được. Nếu bạn muốn dùng tai nghe có dây, bạn sẽ phải dùng cái có cổng Lightning của Apple.

Bằng những thứ đó, Apple khuyến khích người dùng nâng cấp thiết bị của họ đều như vắt chanh. Dù rằng như vậy có thể không cần thiết lắm (mỗi bản iOS mới ra sẽ bỏ một đời iPhone ra khỏi danh sách hỗ trợ). Rồi bạn sẽ phải lăn tăn cả với những thứ chưa chắc bạn sẽ dùng (như cái Face ID trên iPhone X chẳng hạn)

Android, mối nguy hại duy nhất của iOS thì khác hẳn. Dù rằng nó được phát triển và tung ra bởi Google, nó là nguồn mở. Có nghĩa là công ty nào cũng có thể làm và bán một thiết bị Android. Như Samsung có thể tự làm một phiên bản có chỉnh sửa của Android, thêm cho nó một cái màn hình đẹp vật vã và bán với giá 1000 USD cho một thiết bị rất ngon. Hoặc như Motorola có thể làm một cái máy chạy Android lởm hơn và bán với chỉ 230USD.

Điều này là rất tốt, vì sự đa dạng sản phẩm có nghĩa là nhu cầu của người dùng sẽ được đáp ứng đầy đủ. (Cũng không bất ngờ lắm khi mà đa số smartphones trên thế giới chạy Android). Nhưng nó cũng rất là kinh khủng, bởi vì nó có nghĩa là Android không thể làm mọi thứ hoàn hảo được.

Các chương trình nhắn tin rất lộn xộn, các ứng dụng nhận được hỗ trợ không giống nhau và trải nghiệm người dùng không đồng nhất. Hơn thế, việc nâng cấp OS gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của Google. (Đa số người dùng đang dùng bản Android cũ hơn 2 năm tuổi)

Cuối cùng thì người dùng smartphone có hai lựa chọn: chấp nhận việc hoàn toàn bị điều khiển bởi Apple, hoặc đầu hàng trước đống hổ lốn của Android.

Con smartphone Pixel 2 của Google, model mới nhất đã cố gắng loại bỏ vấn đề này bằng cách hỗ trợ cập nhật (update) trực tiếp từ gã khổng lồ tìm kiếm. Nó chạy một bản Android “sạch” nhất, nhưng cũng vẫn chưa có nhiều so sánh lắm. Sau một thời gian cố chống cự, giờ tôi đã chấp nhận Apple.

Apple trừng phạt tôi bằng iMessage

Như tôi đã nói: việc chạy trốn iOS đúng là ác mộng. Việc bỏ cái điện thoại của Apple rất khó, khi mà bất cứ ai tôi biết đang xài iPhone đều dùng iMessage. Đó là một ứng dụng nhắn tin độc quyền, thay thế cho SMS dành cho người dùng iPhone, và nó chạy rất mượt. Không cần tranh cãi nhiều, đây là ứng dụng rất đáng tiền của iPhone.

Nhưng vấn đề là, bởi vì nó độc quyền và nó mặc định thay thế luôn SMS, nên rời bỏ iMessage sẽ khiến bạn rất bối rối. Nếu bạn chuyển từ Android sang iOS, tôi có thể cam đoan rằng bạn sẽ rất rối khi tìm cách nhắn tin SMS thông thường.

Ba năm trước, Apple đã bị kiện vì vấn đề này. Về bản chất, số điện thoại của bạn sẽ được liên kết với iMessage. Hệ thống của Apple sẽ ngăn bạn nhận tin nhắn từ các thiết bị Android. Apple cuối cùng cũng phải giới thiệu một dịch vụ web để giúp người dùng thoát khỏi iMessage, và thế là hết bị kiện.

Nhưng với bạn thì nó vẫn rất mệt để giải quyết. Trước khi bạn chuyển qua Andoid, bạn sẽ phải chắc chắn rằng đã tắt hết iMessage trên các thiết bị Apple. Kể cả thế, bạn vẫn có thể bị mất một đống tin nhắn ở thiết bị Android mới.

Khi bị như thế này, tôi đã gọi cho bộ phận hỗ trợ khách hàng của Apple. Họ khuyên tôi nên bảo những người bạn xóa các tin nhắn cũ với tôi đi. Sau đó bật tùy chọn “Send as SMS” lên. Tùy chọn này sẽ bắt iMessage gửi tin nhắn kích hoạt khi cần thiết.

Apple đã 'trói' tôi vào iOS, có lẽ là mãi mãi

Hơi bất ngờ, bộ phận hỗ trợ khách hàng nói với tôi rằng tùy chọn này mặc định không được bật. Mãi sau này tôi mới chắc chắn điều này nhờ một cái iPhone 8 mới. Lý do mà Apple đưa ra là họ lo ngại người dùng sẽ bị thu thêm tiền phí SMS mà không biết. Một câu trả lời mà theo tôi là đầy tính PR, tôi đã không nhận được trả lời về vấn đề này khi hỏi họ.

Tóm lại là: Tôi làm mọi thứ để sửa việc nhắn tin. Khi không sửa được, Apple bảo tôi gọi cho mọi người và bắt họ làm một đống thứ để sửa lỗi. Một đống quá trình đó làm việc nhắn tin trở thành tẻ nhạt thay vì thú vị.

Sau tất cả những trải nghiệm này, tôi ước mình chưa từng dùng iMessage. Bạn sẽ có thể tìm thấy rất nhiều thứ chạy ngon lành trên iOS, nhưng chạy rất kém trên Android. Ví dụ, bạn sẽ rất dễ dàng thêm nhiều ảnh liên tục vào iMessage, nhưng rất vất vả để làm tương tự trên Textra của Android.

Dùng ứng dụng camera của Samsung chắc phải cần bằng thạc sỹ vật lý để sử dụng cho tốt. Tỷ lệ màn hình của Android khác iPhone, cho nên Instagram Stories có lúc sẽ bị mất vài chữ, hay Snapchat Discover nhìn như một bãi rác công nghệ số vậy.

Có lẽ tất cả những điều đó cho thấy rằng Apple đã tạo ra một chiếc smartphone hoàn hảo. Nó đúng là một phép màu theo nhiều nghĩa. Nhưng nó cũng có thể là cái bạn sẽ bị dính chặt vào. Bạn sẽ cảm thấy cực hình khi phải rời bỏ nó. Và đó là hẳn một cái giá khá đắt nếu bạn định làm như vậy.

Dịch từ Mashable

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây