Mới đây, cộng đồng Facebook đã rất hào hứng về một phần mềm được viết cách thời điểm năm nay đến những 30 năm từ một kỹ sư người Việt, đó là phần mềm BKED

Ở giai đoạn phôi thai của kỷ nguyên máy tính tại Việt Nam, những người dùng sớm có dịp tiếp xúc với điện toán đã cho thấy khả năng sáng tạo trong việc viết phần mềm phục vụ người Việt. Và phần mềm mà cộng đồng Facebook râm ran trong tuần này là việc tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc đã cho công bố bản tải của chương trình BKED – Bách Khoa Editor.

BKED – Bách Khoa Editor là gì và làm được chức năng gì?

Đây là một phần mềm dùng để soạn thảo văn bản có dấu tiếng Việt đầy đủ và hoạt động trên nền DOS, theo thông tin từ tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, dự án này được ông phôi thai và thực hiện đầu tiên vào năm… 1985, tức là cách thời điểm viết bài đã hơn 30 năm.

Thầy Ngọc bên dàn máy IBM XT 286 - món đồ cực giá trị thời bấy giờ.
Thầy Ngọc bên dàn máy IBM XT 286 – món đồ cực giá trị thời bấy giờ.

Dưới đây là những hình ảnh chụp màn hình của phần mềm soạn thảo văn bản Tiếng Việt BKED (viết tắt của Bach Khoa Editor) được tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc viết ra trong thời gian đang công tác tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Thầy Quách Tuấn Ngọc từng chia sẻ về kỷ niệm năm 1989, phần mềm BKED đã giúp quá trình soạn thảo văn bản kết thúc một hội nghị của Bộ GD&ĐT được rút ngắn trong một thời gian là kỷ lục thời đó – từ sau 5 ngày thành có ngay văn bản sau buổi họp.

BKED còn là sản phẩm tin học đầu tiên được thương mại hóa và bán với mức giá không hề nhỏ (1,5 triệu đồng), đồng thời còn được phổ cập trong giáo trình tin học bên cạnh DOS và Pascal.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình của phần mềm BKED – Bach Khoa Editor.

Không nhiều người trẻ biết Việt Nam có phần mềm đã 30 tuổi
Không nhiều người trẻ biết Việt Nam có phần mềm đã 30 tuổi

Bên cạnh BKED – Bach Khoa Editor vốn khá thịnh hành tại khu vực phía Bắc, ở miền Nam thì phần mềm Việt Res (VietRes) do tác giả Phạm Hồng Nguyên viết nên lại được ưa chuộng hơn, dưới đây là một số ảnh chụp màn hình của phần mềm Việt Res

Không nhiều người trẻ biết Việt Nam có phần mềm đã 30 tuổi
Không nhiều người trẻ biết Việt Nam có phần mềm đã 30 tuổi

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục CNTT – được xem là con chim đầu đàn của ngành CNTT Việt Nam. Người nổi danh với phần mềm soạn thảo đầu tiên tại Việt Nam tương tự Mirosoft Word – BKED (viết tắt của Bách Khoa Editor) là phần mềm soạn thảo tiếng Việt đầu tiên.

Ứng dụng này được ông Ngọc giới thiệu năm 1987 và trở thành phần mềm soạn thảo tại nhiều trường Đại học, cơ quan nhà nước cho đến 1995. Khi nói về BKED, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc cho biết, ông có hai kỷ niệm với phần mềm này. Đầu tiên là khi ông sử dụng BKED để soạn thảo giáo trình của mình. Lần thứ hai, là khi sử dụng để soạn văn bản kết luận hội nghị ở Bộ GD&ĐT cuối năm 1989.

Trước đó, việc in một văn bản sau cuộc họp mất 5 ngày, nhờ phần mềm này, chỉ sau buổi họp kết thúc, bản in đã được soạn thảo xong.BKED có dung lượng chỉ khoảng 200KB, có thể lưu trong một đĩa mềm để sử dụng bất cứ đâu. Theo ông Ngọc, đây là lý do đưa BKED đến thành công. Đây cũng là phần mềm đầu tiên được thương mại.

Không nhiều người trẻ biết Việt Nam có phần mềm đã 30 tuổi

Khi đó, dù giá bán lên tới 1,5 triệu đồng, nhưng nó vẫn đắt hàng và được Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Lâm nghiệp, Bộ KHCN … mua. Không công bố con số bán được, nhưng ông Ngọc ước tính có khoảng 120.000 cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng được tiêu thụ.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc tốt nghiệm ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 1978 chuyên ngành Điện tử phát thanh. Năm 1986, ông đỗ tiến sĩ Học viện Công nghệ Grenoble, Pháp. Từ năm 1979 đến 2007, ông là giảng viện tại ĐH Bách Khoa. Trong thời gian từ 1996 đến 2007, ông là Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Ngoài BKED, ông còn là tác giả các tài liệu giáo dục PASCAL, C, C + +, Quản lý tín hiệu kỹ thuật số và ngôn ngữ phát triển phần mềm.

Về sau BKED đã không còn được sử dụng nữa. Ông Quách Tuấn Ngọc cũng chuyên tâm với công tác mới của mình khi đó trong vai trò Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Theo Facebook)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây