Thẩm phán Liên bang Quận Đông New York (Mỹ) kết luận dù tuyên bố của Genius về việc bị sao chép lời bài hát là có căn cứ, nhưng việc này lại không đủ cơ sở cấu thành việc Google vi phạm bản quyền. Vì vậy đơn kiện bị bác bỏ.

Tháng 12/2019, Genius – trang web chuyên cung cấp lời bài hát – đệ đơn kiện lên tòa án tại Brooklyn (New York, Mỹ), tố cáo Google và LyricFind đánh cắp nội dung trên trang web của hãng và hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, ví dụ ai đó tra cứu lời bài hát “Your Love is Killing Me”, kết quả sẽ hiển thị ngay lập tức trên tìm kiếm thay vì liên kết đến những trang web lưu trữ như Genius.

Tòa án bác bỏ vụ Genius kiện Google vi phạm bản quyền lời bài hát

Cụ thể, Genius mã hoá các dấu cách theo mã Morse, dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể phát hiện hành vi sao chép bằng máy tính. Tuy nhiên trong các tìm kiếm có liên quan của Google hoàn toàn không có liên kết hoặc ghi nhận nguồn từ Genius.

Genius cho rằng hành động của Google không chỉ vi phạm bản quyền và điều khoản sử dụng dịch vụ, mà còn thu lợi nhuận từ “10 năm nghiên cứu và hàng chục triệu USD chi phí Genius bỏ ra để xây dựng doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu”. Đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài những thiệt hại về tiền bạc, Genius còn muốn LyricFind vĩnh viễn bị cấm chiếm dụng nội dung từ trang web của họ, gồm cả việc cấp phép cho các bên thứ ba, điển hình như Google.

Trong khi đó, phía LyricFind lại phủ nhận cáo buộc này, đồng thời khẳng định không sao chép trực tiếp từ website của Genius. Đại diện LyricFind cho biết có thể vô tình lấy nguồn lời bài hát của Genius từ một nguồn hoặc trang khác.

Tháng 6/2019, Genius từng đưa ra một số bằng chứng cho thấy lời bài hát trên nền tảng web của họ bị Google sao chép. Trong đơn kiện nộp lên tòa án tại Brooklyn (New York, Mỹ), Genius cáo buộc Google và LyricFind vi phạm điều khoản dịch vụ của hãng.

Giữa tháng 6/2019, Google đã tuyên bố trên blog của công ty rằng họ không “thu thập dữ liệu hoặc quét các trang web để lấy nguồn lời bài hát này”. Đại diện hãng cho biết lời bài hát mà mọi người nhìn thấy đến trực tiếp từ các nhà cung cấp nội dung lời bài hát và chúng được cập nhật tự động khi chúng tôi nhận được lời bài hát mới và chỉnh sửa thường xuyên.”

Genius cho rằng hành động của Google không chỉ vi phạm điều khoản sử dụng dịch vụ, mà còn thu lợi nhuận từ “10 năm nghiên cứu và hàng chục triệu USD chi phí Genius bỏ ra để xây dựng doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu”. Đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thẩm phán Margo Brodie đã bác bỏ lập luận của Genius và cho rằng trang web này không phải là chủ sở hữu bản quyền thực sự của lời bài hát. Theo ông, dù Genius đã thu thập và đăng tải lời bài hát, nhưng bản thân lời của những bài hát đó vẫn thuộc về các nhạc sĩ. Vì vậy, trong trường hợp này Google không vi phạm bản quyền.

Tòa án bác bỏ vụ Genius kiện Google vi phạm bản quyền lời bài hát

Genius không phải là trang web đầu tiên cáo buộc Google vi phạm bản quyền, tự ý lấy dữ liệu của mình hiển thị lên các trang của công ty. Trước đây, Yelp từng cáo buộc Google đánh cắp nội dung của họ và tự ý hiển thị trong mục tìm kiếm. Vấn đề này đã được đưa ra trong phiên điều trần chống độc quyền gần đây có CEO Google Sundar Pichai tham dự.

Trong phiên điều trần, Hạ nghị sĩ David Cicilline đã cáo buộc Google đã đánh cắp nội dung từ các website khác để giữ chân người dùng lại với công cụ của hãng. Theo ông Cicilline, Google đã hiển thị các bài đánh giá của Yelp ngay cạnh kết quả tìm kiếm các địa điểm, và đe dọa sẽ loại Yelp khỏi danh sách hiển thị nếu công ty này phản bác. Thông qua đó, Cicilline đã hỏi Pichai liệu đó có được xem là hành vi chống cạnh tranh hay không.

“Khi điều hành công ty, tôi thực sự chỉ tập trung vào việc cung cấp cho người dùng những gì họ muốn. Chúng tôi tự ứng xử với tiêu chuẩn cao nhất”, Pichai trả lời theo hướng lảng tránh câu hỏi.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây