Khi internet tràn ngập bot, avatar và các AI đang dần trở nên giống người hơn. Những con người đang phải chứng minh bản thân mình là thật.

Cuối tháng 4.2022, Nicole, 27 tuổi, đăng lên tài khoản TikTok của mình về việc cô cảm thấy kiệt quệ với công việc của mình thế nào. Tuy nhiên khi kiểm tra phần bình luận vào ngày hôm sau, một cuộc tranh cãi đã nổ ra bên dưới.

“Gớm thật, đây còn không phải người thật”, “Tôi cảm thấy sợ lắm”, một bình luận đã viết. “Không phải người thật, cô ta là AI”, một bình luận khác cho rằng.

Nicole hiện đang sống tại Đức và mắc chứng rụng tóc mảng. Một tình trạng gây ra mất lông và tóc ở nhiều nơi trên cơ thể. Vì vậy, cô thường phải đối mặt với những ánh mắt tò mò, soi xét. “Nhưng tôi chưa bao giờ bị người ta nói như vậy cả, rằng “tôi” là CGI hoặc là một cái gì đó khác”.

Trong nhiều năm trở lại đây, các công cụ AI và kỹ thuật tạo CGI đã trở nên ngày càng tốt hơn trong việc giả làm con người. Bing chatbot mới nhất của Microsoft tuyên bố nó đang yêu một người dùng, trong khi các người nổi tiếng (influencer) như CodeMiko và Lil Miquela nói mọi người nên đối xử với các nhân vật ảo như người thật.

Nhưng khi các công cụ để giả dạng một con người ngày càng trở nên giống thật hơn, các nhà sáng tạo nội dung lại đứng trước một nguy cơ kỳ lạ: bị bắt phải chứng minh rằng họ là người thật.

Trên internet, không ai biết bạn là người cả

Gần như mỗi ngày, sẽ có người bị yêu cầu chứng minh sự “con người” của mình với máy tính. Vào năm 1997, các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ Sanctum đã phát minh ra phiên bản đầu tiên của cái mà ngày nay mọi người biết đến gọi là CAPTCHA, nó được xem là cách phân biệt giữa hành động tự động của máy tính và con người.

Giờ đây, CAPTCHA được ứng dụng để ngăn cản bot thực hiện các hành động như đăng nhập theo số lượng lớn vào nhiều tài khoản email, thâm nhập vào các trang quảng cáo cũng như thay đổi kết quả bầu chọn. CAPTCHA cần người dùng xác nhận một loạt các ký tự kì lạ, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là đánh vào ô “tôi không phải là robot”.

Việc ứng dụng công nghệ này dường như trở nên quan trọng hơn trong năm 2023, khi các công cụ như DALL-E hay ChatGPT làm con người ta ngạc nhiên và đôi khi là sợ hãi. Các bức vẽ phức tạp, các bài luận văn, tất cả đều hoàn toàn có thể chỉ với một vài từ khóa được cung cấp.

Cũng không thể trách với những khả năng như thế, sự nghi ngờ của con người đối với AI đang ngày càng tăng lên. Những tài khoản vừa mới “hi” bạn trên Twitter liệu có phải là bot? Người luôn like tất cả các bài đăng Instagram của bạn trong 2 năm qua? Gần như là Bot chắc rồi.

Việc phán xét xem ai là “bot” đã gần như trở thành một cuộc săn phù thủy thời hiện đại. Lý lẽ này được dùng như một cách bác bỏ luận điểm của nhau trong các cuộc cãi vã trên mạng. Điển hình trong cuộc chiến pháp lý giữa Johnny Depp và Amber Heard, khi cả hai đều đưa ra quan điểm người ủng hộ đối phương đều là các tài khoản ảo.

Trên internet, không ai biết bạn là người cả

Danisha Carter, một TikToker chuyên chia sẻ các bình luận về xã hội, bị cáo buộc và tranh cãi liệu đây có phải là người thật hay không khi tài khoản đã đạt 10000 theo dõi. Người xem bắt đầu hỏi những câu hỏi như liệu cô có phải là người máy hay không, với cáo buộc rằng ở cô tỏa ra “hơi hướm của AI”, thậm chí có người còn bắt cô quay phim lại cảnh cô thực hiện một CAPTCHA.

Quay lại với Nicole, khi được nhiều người biết đến, cô đã ra hồi lại người theo dõi bằng cách giải thích tình trạng bệnh của mình, cũng như chỉ ra những đặc điểm của con người như là đeo tóc giả. Tuy nhiên nhiều người vẫn không tin vào cô.

Nhiều người bình luận hẳn một giả thuyết, “nhìn xem, ở giây này có vẻ như cái video bị lỗi nè” hay là “mọi người đều có thể nhìn thấy cô đang bị lỗi”. Điều này làm Nicole cảm thấy thật buồn cười khi cô xem lại các bằng chứng mà họ đưa ra, đơn giản một điều cô biết mình là người thật.

Nhưng làm sao Nicole có thể chứng minh điều đó vì trước giờ chưa ai cần phải chứng minh mình là con người. Trong khi các công cụ AI đang phát triển chóng mặt, cách duy nhất để một người bảo họ là con người lại đến từ sự thô sơ, giống như một ngôi sao đăng một tấm ảnh kèm theo chữ ký của mình.

Trên internet, không ai biết bạn là người cả

Trong khi các nhà phát triển AI cũng tung ra các công cụ “phân biệt” giúp chỉ ra các đoạn văn có phải do AI viết hay không thì AI càng ngày lại càng trở nên thông minh trong việc bắt chước con người.

Với mỗi CAPTCHA được giải thì con người lại góp một phần thông tin giúp AI tự học cách vượt qua CAPTCHA. Tới năm 2014, Google đã phát hiện ra AI có thể giải các CAPTCHA phức tạp với tỷ lệ lên tới 99%. Còn con người chỉ có thể giải chính xác ở tỷ lệ 33%.

Melanie Mitchell, giáo sư, nhà khoa học, tác giả của quyển sách Trí tuệ nhân tạo: Hướng dẫn về tư duy con người cho rằng mối quan hệ giữa CAPTCHA và AI là một “cuộc đua vũ trang” không bao giờ dứt. Mitchell nói nó sẽ không bao giờ dứt, và dần sẽ trở thành một phần của cuộc sống.

Thử tưởng tượng một học sinh trung học nộp bài và giáo viên nói “AI đã phát hiện ra đây là bài viết bởi AI. Rớt nhé”, Mitchell giả định. “Đây gần như là một vấn đề nan giải nếu chỉ dùng công nghệ để giải quyết. Tôi nghĩ cần một quy định về pháp lý thật sự cho vấn đề này”.     

Theo The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây