Các hệ điều hành ngày nay đều không do người Việt Nam sáng tạo ra, do đó thời gian đầu ra mắt đều không hỗ trợ nhập liệu tiếng Việt có dấu.

Đó là điều kiện để các phần mềm gõ tiếng Việt ra đời, trong đó nổi tiếng hơn cả trên nền hệ điều hành Windows (vốn có nhiều người dùng nhất) là Vietkey và Unikey.

Bạn gõ tiếng Việt bằng bộ gõ VNI hay Telex
Bạn gõ tiếng Việt bằng bộ gõ VNI hay Telex

Hãy trở về vấn đề phát sinh trước đó là việc gõ thế nào để chuyển đổi sang Tiếng Việt có dấu. Ai cũng hiểu là bàn phím chúng ta gõ không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt dù chữ cái ta sử dụng đều là từ mẫu tự La tinh mà ra. So với các dân tộc dùng mẫu tự khác chữ La tinh như Hàn, Nhật… thì chúng ta có thể xem là chỉ cần rất ít biến tấu trên bàn phím để có thể làm xuất hiện được nội dung văn bản theo ngôn ngữ Việt.

Nhưng hiện đã và đang tồn tại 2 kiểu nhập liệu: (1) là dùng dãy phím số để thể hiện dấu (kiểu VNI), trong khi (2) là bộ phận không nhỏ thì dùng những phím vốn không phải là ngôn ngữ tiếng Việt như W,J và kết hợp với 1 số phím có sẵn để tạo dấu (kiểu TELEX).

Còn một kiểu khác là VIQR vốn được dùng từ thuở đa số còn đang loay hoay với thể hiện tiếng Việt trên các diễn đàn thời Internet mới du nhập vào Việt Nam. Song hiện VIQR đã vắng bóng khi mà việc dùng ngôn ngữ có dấu đã khá đơn giản.

Bạn gõ tiếng Việt bằng bộ gõ VNI hay Telex
Các kiểu gõ Tiếng Việt thông dụng trên bàn phím. Nguồn: wikipedia.org

Tới đây xin nghiêng về xu hướng của mình. Trước đây mình là một người dùng “trung thành” của kiểu gõ VNI, song sau đó đã chuyển sang kiểu gõ TELEX.

Với mình, ở góc độ dùng phím, việc sử dụng thêm dãy phím số (kiểu gõ VNI) sẽ làm cho hành trình di chuyển ngón tay sẽ dài hơn. Do đó, ngoại trừ gõ văn bản xen kẽ tiếng Anh và Việt, thì nhập liệu tiếng Việt có dấu thật sự không hiệu quả bằng gõ kiểu TELEX.

Nếu xét về mặt công nghệ thì TELEX vẫn đang thắng thế, bởi trên các bàn phím thực và ảo của các thiết bị di động như điện thoại như Android, iPad, BlackBerry… đều hỗ trợ bàn phím Qwerty chuẩn, muốn gõ số thì bạn cần phải nhấn 1 nút để chuyển đổi bàn phím sang dạng phím số, và điều này khá là bất tiện.

Bạn gõ tiếng Việt bằng bộ gõ VNI hay Telex
Một ví dụ bàn phím ảo trên thiết bị di động

Vậy còn bạn thì sao?

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây