Trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á, với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động về mặt tài chính của cuộc khủng hoảng y tế công cộng chưa từng có này.

Các nền kinh tế Đông Nam Á đang trải qua một cú sốc lớn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi 64% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây trong khu vực do Ernest & Young thực hiện cho rằng sẽ có sự hồi phục chậm hơn từ nay đến 2021.

Trong khi các quốc gia tiếp tục đạt được nhiều cấp độ thành công khác nhau trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, họ đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc tái mở cửa nền kinh tế. Ví dụ như, hiện nay Singapore đang ở Giai đoạn 2 trong chiến lược bãi bỏ dần cách ly khi hầu hết các doanh nghiệp và hoạt động xã hội được phép khôi phục lại hoạt động từ ngày 19 tháng 6. Tại Malaysia, phần lớn các hoạt động kinh tế đã được khôi phục lại và người dân được phép di chuyển liên tỉnh từ ngày 10 tháng 6. Đó là những chỉ báo rõ ràng rằng các quốc gia Đông Nam Á đang có những nỗ lực chung để giúp các doanh nghiệp khôi phục lại nhanh hơn sau đại dịch.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức, như vấn đề về dòng tiền. Trong những tuần gần đây tại Singapore, gần 5.000 công ty đã vay 4,5 tỷ đô la Singapore từ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, trong khi Ngân hàng nhà nước Thái Lan (Bank of Thailand) đã đưa ra các khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu baht cho các định chế tài chính để họ có thể cung cấp các khoản vay cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) nhất định. Nếu các SMB muốn đảm bảo hoạt động khôi phục kinh tế diễn ra thông suốt, họ cần phải kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp – điều đó bao gồm cả việc tăng cường phòng thủ an ninh mạng để giảm thiểu tác động tài chính của các vụ đánh cắp dữ liệu và tấn công an ninh mạng.

Đào tiền ảo và ảnh hưởng đối với SMB

Theo số liệu thống kê mới nhất của Kaspersky về các SMB khu vực Đông Nam Á trong Quý 1 năm nay, đã có hơn 1 triệu vụ tấn công khai thác tiền mã hóa được thực hiện nhằm vào các thiết bị doanh nghiệp, tương ứng với mức tăng 12% so với 949.592 vụ tấn công crypto-mining bị ngăn chặn trong cùng kỳ năm ngoái. Tổng số tin tặc đào tiền ảo (miners) được phát hiện trong 3 tháng đầu năm 2020 cũng nhiều hơn đáng kể so với 834.993 vụ tấn công phishing và 269.204 mã độc tống tiền nhằm vào các SMB trong khu vực được phát hiện.

Hoạt động tấn công khai thác tiền mã hóa (đào tiền ảo), còn có tên gọi khác là cryptojacking, xảy ra khi tội phạm mạng cài đặt một chương trình độc hại trên máy tính đích hoặc sử dụng mã độc không dựa vào file mà người dùng không hề hay biết. Điều đó cho phép tin tặc khai thác tài nguyên tính toán trên máy tính của nạn nhân cho các mục đích xấu. Cryptojacking còn có thể xảy ra khi một nạn nhân truy cập trang web có một script chiếm tài nguyên máy tính được nhúng sẵn trong trình duyệt.

Số liệu của Kaspersky còn cho thấy rằng, Indonesia và Việt Nam nằm trong số các quốc gia khu vực Đông Nam Á và trên phạm vi toàn cầu có số vụ tấn công đào tiền ảo nhằm vào các SMB nhiều nhất. Hầu hết các nước trong số 6 quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Philippines và Thái Lan, đều ghi nhận sự gia tăng về số lần phát hiện mã độc trong quý đầu năm 2020.

Quốc gia Q1 2020 Q1 2019
Phát hiện mã độc Xếp hạng (toàn cầu) Phát hiện mã độc Xếp hạng (toàn cầu)
Indonesia 481.944 3 466.297 8
Malaysia 121.048 19 60.025 26
Philippines 7.537 40 29.646 36
Singapore 11.728 86 2.898 92
Thailand 152.802 11 155.712 13
Việt Nam 289.118 5 235.014 5

Tấn công đào tiền ảo nhằm vào các SMB trong khu vực Đông Nam Á

“Các vụ tấn công đào tiền ảo vẫn tiếp tục là một lĩnh vực chưa được báo cáo đầy đủ của các mối đe dọa bảo mật nhằm vào các SMB. Trong bối cảnh khi chúng ta đã quen với những tin tức đáng quan ngại về các vụ đánh cắp dữ liệu, có xu một xu thế tự nhiên là chúng ta tập trung nguồn lực để đối phó với mã độc tống tiền và các vụ tấn công phishing trên quy mô lớn. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp liên quan đến chiếm tài nguyên tính toán để đào tiền ảo,” ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á chia sẻ.

“Khi những dấu hiệu và hậu quả của hoạt động đào tiền ảo ít rõ ràng và ít mang tính tức thời hơn so với mã độc tống tiền và tấn công phishing, các SMB thường bỏ qua nó như là một vấn đề thuần túy kỹ thuật. Tuy nhiên, hậu quả mà nó gây ra là khôn lường và dai dẳng. Sự gia tăng nhanh chóng của các sự cố chiếm tài nguyên tính toán để đào tiền ảo trong khu vực nên là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp ở mọi loại hình và quy mô. Tội phạm mạng đang triển khai hình thức tấn công này bởi vì đó là một phương thức siêu lợi nhuận, và đây là thời điểm để chúng ta nhận biết về dạng tấn công này và cải thiện các hệ thống phòng thủ nhằm đối phó với chúng,” ông bổ sung thêm.

Kaspersky gợi ý SMB Đông Nam Á tự bảo vệ trước ransomware

Các dấu hiệu cho biết Doanh nghiệp đã bị tấn công đào tiền ảo

Về cơ bản, có một số dấu hiệu cho biết các thiết bị đang bị tấn công đào tiền ảo:

  • Sự gia tăng đáng kể về mức tiêu thụ điện năng và sử dụng tài nguyên CPU
  • Hệ thống đáp ứng chậm; bộ nhớ, bộ xử lý và card đồ họa của thiết bị bị chiếm dụng để hoàn thành các tác vụ chiếm tài nguyên tính toán để đào tiền ảo.
  • Băng thông bị lãng phí sẽ làm giảm tốc độ và hiệu suất của các tải công việc tính toán chính thống
  • Pin bị sụt nhanh hơn nhiều so với trước đây và thiết bị rất nóng
  • Nếu thiết bị sử dụng một gói cước thì người dùng sẽ thấy mức độ sử dụng dữ liệu tăng lên chóng mặt

Một số gợi ý để bảo vệ doanh nghiệp trước tấn công đào tiền ảo

Để chủ động bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dưới đây là những nội dung mà doanh nghiệp cần quan tâm:

  • Nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên là bước đi đầu tiên, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có quan điểm nghiêm túc về an ninh mạng. Việc có được sự hiểu biết về những nội dung cơ bản như là nên/không nên mở những file/đường link nào sẽ góp phần to lớn vào việc ngăn chặn không cho tin tặc phát động các vụ tấn công đào tiền ảo và cài mã độc trên các thiết bị điện tử của doanh nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng các chính sách kiểm soát nhân viên và kiểm soát hoạt động trong đó bao trùm cả các khía cạnh về quản lý mạng và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các quy định về thay đổi mật khẩu, xử lý sự cố, các quy tắc kiểm soát truy cập, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, .v.v.
  • Giám sát lưu lượng web – các truy vấn thường xuyên vào các domain của những trang web đào tiền ảo phổ biến là những dấu hiệu rõ ràng về việc có ai đó đang chiếm tài nguyên tính toán để đào tiền ảo và gây tổn thất cho doanh nghiệp. Hãy bổ sung các domain này vào danh sách domain bị chặn cho toàn bộ máy tính trong mạng doanh nghiệp – những danh sách về các domain như vậy có thể tìm được trên mạng. Và do các domain mới liên tục xuất hiện, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp cập nhật danh sách đó một cách có hệ thống.
  • Theo dõi mức tải công việc trên máy chủ của doanh nghiệp. Nếu mức tải công việc hàng ngày thay đổi đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của một tin tặc chiếm tài nguyên tính toán để đào tiền ảo. Việc tổ chức các chương trình kiểm toán bảo mật thường xuyên cũng rất hữu ích.
  • Đảm bảo rằng tất cả phần mềm đều được cài đặt những bản cập nhật ngay khi được phát hành để doanh nghiệp luôn chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa bảo mật mới nhất.
  • Triển khai giải pháp an ninh mạng phù hợp cho mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, cả về phương diện phần cứng và phần mềm. Sử dụng một giải pháp bảo vệ thiết bị đầu cuối chuyên dụng được trang bị tính năng kiểm soát web và ứng dụng, phát hiện bất thường và ngăn chặn hoạt động khai thác nhằm giám sát và chặn các hoạt động khả nghi trên mạng của công ty.

Nếu từng là nạn nhân của tấn công đào tiền ảo, hoặc đang trong quá trình khôi phục lại, dưới đây là những điều mà doanh nghiệp có thể thực hiện:

  • Sử dụng một giải pháp bảo mật mạnh mẽ trên toàn bộ máy tính và thiết bị di động, như là Kaspersky Internet Security for Android hoặc Kaspersky Total Security để phát hiện các mối đe dọa bảo mật, và bật chế độ Default Deny (Mặc định Từ chối) khi có thể.
  • Diệt và chặn các scripts được cung cấp thông qua website. Bộ phận Công nghệ Thông tin cần ghi lại các URL nguồn của script đó và cập nhật các bộ lọc web của tổ chức để ngăn chặn nó ngay lập tức.
  • Nếu một phần mở rộng (extension) của một website gây lây nhiễm sang trình duyệt, hãy cập nhật tất cả các phần mở rộng đó và gỡ bỏ các phần mở rộng không cần thiết hoặc đã bị lây nhiễm.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây