Các nhà khoa học vừa phát hiện loài bò sát nhỏ nhất thế giới, được gọi là Brookesia nana hay tắc kè hoa nano. Con đực của loài tắc kè nhỏ nhắn này chỉ dài khoảng 13,5 mm, có thể đậu gọn trên đầu ngón tay người.

Brookesia nana được phát hiện ở khu rừng nhiệt đới phía Bắc Madagascar. Các nhà khoa học chỉ mới tìm thấy hai mẫu B. nana gồm 1 con đực và 2 con cái. Con cái có chiều dài chỉ 29 mm gồm cả đuôi (chiều dài cơ thể 19 mm). Trong khi đó con đực dài 22 mm (chiều dài cơ thể thể chỉ 13,5mm). Kích thước này khiến nó trở thành loài bò sát nhỏ nhất thế giới, nhỏ hơn loài B. tuberculata giữ kỷ lục trước đó chỉ 0,5 mm.

Để biết Brookesia nana có thực sự là loài bò sát nhỏ nhất thế giới hay không, các nhà nghiên cứu cần đảm bảo mẫu bò sát được đo không phải con non. Họ đã thực hiện quét CT siêu nhỏ ở con cái và xác định buồng trứng bên trong, chứng tỏ chúng đã trưởng thành. Tương tự, bộ phận sinh dục của con đực cũng phát triển đầy đủ. Thực thế bộ phận sinh dục của con đực khá lớn, chiếm gần 20% cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này cần thiết để giao phối với những con cái có kích thước lớn hơn.

 

Phát hiện loài bò sát nhỏ nhất thế giới, chỉ dài 13,5 mm

Vẫn chưa rõ tại sao loài bò sát này lại có kích thước nhỏ như vậy. Một số ý kiến cho rằng Brookesia nana là một ví dụ về “hiệu ứng đảo”, nghĩa là những loài động vật trên đảo nhỏ có xu hướng phát triển kích thước nhỏ. Tuy nhiên, vì B. nana được tìm thấy ở vùng núi trên lục địa Madagascar nên giả thuyết này có vẻ không đúng. Ngoài ra, gia phả của loài bò sát này cũng đặt ra nhiều câu hỏi chưa thể lý giải.

“Sơ đồ cơ thể chung của loài bò sát này khá giống với động vật có vú và con người, tôi khá bất ngờ khi thấy những sinh vật nhỏ bé và cách các cơ quan của chúng phát triển như thế nào”, Frank Glaw, nhà nghiên cứu về động vật học tại Bavarian State Collection of Zoology ở Munich (Đức), chia sẻ.

Jörn Köhler, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: “Họ hàng gần nhất của loài tắc kè hoa mới không phải là Brookesia micra với kích thước nhỏ bé tương tự, mà lại là loài B. karchei to gần gấp đôi, xuất hiện ở cùng dãy núi đó”.  Điều đó cho thấy sự nhỏ bé của Brookesia nana xuất hiện đồng thời, không phải thích nghi dần dần do yếu tố môi trường.

Hiện tại chỉ có hai mẫu Brookesia nana được tìm thấy, vì vậy các nhà khoa học vẫn chưa biết những sinh vật này có đang ở tình trạng nguy cấp và cần được bảo tồn hay không. Tuy nhiên rừng nhiệt đới Madagascar đang phải đối mặt với tình trạng xâm lấn, phá rừng và làm nông nghiệp. Do đó lbò sát nhỏ nhất thế giới hiện này cũng có thể đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây