Mỹ ban hành lệnh cấm Huawei nhưng chưa từng đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thiết bị của hãng công nghệ Trung Quốc gây ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia.

Vì sao Mỹ ban hành lệnh cấm Huawei mà không đưa ra bằng chứng?

Các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo về nguy cơ Huawei từ hơn một năm trước. Chỉ trong vòng một tuần, những cảnh báo này đã leo thang thành lệnh cấm toàn diện, áp dụng với tất cả các doanh nghiệp Mỹ. Hiện chưa có lời giải thích rõ ràng tại sao chính phủ lại tin rằng Huawei là mối đe dọa nguy hiểm. Nhiều người tin rằng phần lớn các bằng chứng đều đang được giữ kín vì lợi ích quốc gia.

Thực tế Washington mở chiến dịch chống lại Huawei Technologies vì lo sợ hãng công nghệ này mở rộng sức ảnh hưởng lên toàn thế giới. Ngoại trừ các doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ, nhiều hãng công nghệ khác cũng đang cân nhắc lại việc hợp tác với Huawei vì lo ngại lệnh cấm của Washington sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình.

Trong khi đó, Anh và nhiều nước châu Âu khác đang bị kẹt giữa các mối lo an ninh và giá cả cạnh tranh mà Huawei đưa ra.

Những mối nguy nếu Huawei cung cấp thiết bị mạng di động

Lĩnh vực kinh doanh chính của Huawei là cung cấp tháp truyền sóng (cell tower) chứ ko phải mảng thiết bị di động. Hãng là một trong những nhà cung cấp chính cho cơ sở hạ tầng mạng (phần cứng điện thoại kết nối). Khi các nhà mạng đua nhau xây dựng 5G, những cơ quan lập pháp Mỹ đã vội vàng ngăn chặn Huawei phân phối phần cứng cho các doanh nghiệp này.

Dù Nhà Trắng luôn khẳng định Huawei sử dụng backdoor (cổng truy cập bất hợp pháp) trong các tháp truyền sóng, nhưng chưa từng công bố bằng chứng cụ thể. Là nhà cung cấp phần cứng, Huawei cần có khả năng triển khai phần mềm giống như cách Apple phát triển các bản cập nhật iOS.

Nhưng chỉ cần có bất kỳ một đường dẫn nào từ trụ sở của Huawei tại Trung Quốc đến các tháp truyền sóng ở Mỹ đều bị tình nghi là cơ quan tình báo Trung Quốc đang lén cài phần mềm độc hại vào mạng viễn thông Mỹ.

Nếu Huawei có được chỗ đứng trong mạng 5G toàn cầu, Washington lo ngại điều này sẽ mang lại cho Bắc Kinh cơ hội lớn để tấn công cơ sở hạ tầng trọng yếu và chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh quan trọng. Các quan chức an ninh cao cấp của phương Tây cho biết điều này có thể liên quan đến các cuộc tấn công mạng vào các tiện ích công cộng, mạng truyền thông và các trung tâm tài chính cốt lõi.

Khi được hỏi liệu Mỹ có chậm phản ứng trước các mối đe dọa tiềm tàng do 5G gây ra hay không, Robert Strayer, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Mỹ từ lâu đã lo ngại các công ty viễn thông Trung Quốc, nhưng năm ngoái 5G đã xuất hiện. Chúng tôi đã bắt đầu trao đổi nhiều hơn với các đồng minh. Cấm mạng 5G của Huawei vẫn là mục tiêu cuối cùng”.

Nghe có vẻ không công bằng, tuy nhiên đây là phản ứng bình thường vì mạng di động là mục tiêu hấp dẫn cho gián điệp và trong quá khứ từng có rất nhiều báo cáo về các hoạt động tình báo của chính phủ Trung Quốc.

Lệnh cấm cấp phép Android không đơn thuần là vấn đề bảo mật

Lệnh cấm của Mỹ áp dụng lên Huawei chỉ tác động đến những gì doanh nghiệp Mỹ bán và không ảnh hưởng đến những thiết bị họ mua. Vì công ty không bán điện thoại ở Mỹ nên các sản phẩm của hãng không phổ biến ở thị trường này. Do đó, lệnh cấm Huawei thực sự không bảo vệ bất kỳ lợi ích quốc gia nào.

Các nhà sản xuất lớn ngừng cung ứng linh kiện cho Huawei cũng không liên quan gì tới thiết bị mạng của Mỹ. Có vẻ như việc kinh doanh của Huawei đang là “vật thế thân” cho một cuộc chiến khác.

Cuộc xung đột của Huawei không chỉ liên quan đến sự cạnh tranh của hai cường quốc Mỹ – Trung: Các hoạt động của bà Meng và Huawei đã bị chính quyền Mỹ kiểm tra từ lâu trước khi Tổng thống Trump khởi động cuộc chiến với Trung Quốc. Và không còn nghi ngờ gì khi nói cuộc chiến với Huawei đã “nhuốm màu” chính trị.

Mối nguy công nghệ

Thực tế, Mỹ không phải là nước đầu tiên ra lệnh cấm Huawei. Năm ngoái, Malcolm Turnbull, khi đó là thủ tướng Úc, đã cảnh báo 5G sẽ mang lại nhiều rủi ro và kêu gọi các nước đồng minh hành động chống lại Huawei.

Tháng 7/2018, Anh đã xác định Huawei là mối nguy bảo mật. Đại diện các quan chức tình báo cấp cao Anh tuyên bố có thể quản lý rủi ro an ninh quốc gia mà không cần hãng công nghệ Trung Quốc can thiệp.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu khác đang có mối liên kết mạnh mẽ với “đất nước tỷ dân” về mặt kinh tế vì bị thu hút bởi các sản phẩm giá rẻ của Huawei. Thực tế hãng công nghệ Trung Quốc đã phát triển quá nhanh, can thiệp sâu vào mạng viễn thông toàn cầu và sẵn sàng thống trị cơ sở hạ tầng 5G. Hiện tại có rất ít lựa chọn thay thế Huawei và việc ngăn cản sự phát triển của hãng công nghệ này đang là một thách thức rất lớn đối với Washington và các nước đồng minh.

Theo: (1),(2)

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây