Thuật toán mới được Google công bố có tên Guetzli, đây là một thuật toán mã nguồn mở giúp giảm kích thước của tập tin ảnh JPEG, thuận tiện cho việc chia sẻ trên Internet.

Thuật toán mã hoá nguồn mở mới của Google giúp file JPEG giảm 35%
https://www.techsignin.com/tintuc/google-thuat-toan-giam-kich-thuoc-file-jpeg/

Cũng như thuật toán có tên Zopfli của Google dành cho 2 chuẩn tập tin PNG và gzip, thuật toán Guetzli cung cấp kích thước ảnh nhỏ hơn mà không hy sinh sự tương thích với trình duyệt web và các ứng dụng xử lý ảnh hiện nay, cũng như với tiêu chuẩn JPEG. Điều này đã giúp Guetzli đứng ngoài các phương thức giảm kích thước file JPEG hiện nay như nén ảnh RNN, RAISR và WebP.

Guetzli hoạt động bằng cách tập trung vào giai đoạn lượng tử hóa của quá trình nén. Theo bài viết đăng trên Blog của Google. “Nó sử dụng mô hình tiên tiến cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa các kích thước tệp nhỏ và độ trung thành của hình ảnh bằng cách mài mòn các loại chi tiết mà mắt người được vẽ”

Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là thời gian nén lâu hơn các phương pháp hiện có. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra đã phát hiện ra rằng người ta thích hình ảnh nén bằng Guetzli hơn là với libjpeg, ngay cả khi những hình ảnh sau đó có lớn hơn một chút. Google mô tả quá trình nén chậm hơn này là một “sự cân bằng xứng đáng.”

Thuật toán mã hoá nguồn mở mới của Google giúp file JPEG giảm 35%
Ảnh phóng to khu vực có kích thước 20×24 pixel. Bên trái là không nén, bìa phải là dùng Guetzli cho thấy ít bị nhoè như dùng libjpeg (giữa) dù kích thước tập tin không lớn hơn

Nếu Guetzli được triển khai rộng rãi, người dùng có thể có trải nghiệm mượt mà, đáp ứng nhanh hơn khi duyệt Internet. Kích thước hình ảnh nhỏ hơn sẽ giúp các trang tải nhanh hơn và thậm chí có thể cho phép người dùng tiết kiệm hơn với gói dữ liệu di động mà vẫn xem được hình ảnh đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu dự án hy vọng các quản trị website và nhà thiết kế đồ họa sẽ sử dụng thuật toán mã nguồn mở này. Nhóm nghiên cứu cũng gợi ý rằng cách tiếp cận thông qua bởi dự án sẽ tạo những nghiên cứu sâu hơn về cách nhìn nhận của chúng ta đối với hình ảnh và video bị nén.

Theo Google

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây