Kể từ khi ra mắt năm 2015 đồng hồ thông minh Apple Watch đã được xem như một thiết bị theo dõi hoạt động thể thao. Mỗi phiên bản mới đều được bổ sung các tính năng phần cứng để nhận biết và phát hiện khi tình trạng sức khỏe thay đổi.

Cần lưu ý, Apple Watch chỉ là một chiếc đồng hồ thông minh, không phải thiết bị y tế, cũng không thể thay thế bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác. Mặt khác, đây vẫn còn là một thiết bị tương đối mới, đang trong quá trình nghiên cứu về các tính năng và điều kiện sức khỏe có thể theo dõi. (Bạn có thể tham gia vào những nghiên cứu đó nếu muốn).

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Vậy Apple Watch làm được gì? Bài viết này sẽ trình bày tổng quan các tình trạng sức khỏe khác nhau mà chiếc đồng hồ thông minh này có thể phát hiện được. Nếu bạn lo lắng khi thiết bị trả về kết quả bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Đo nhịp tim

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Có hai cách đo nhịp tim ở Apple Watch:

  • Apple Watch Series 1 trở lên: Sử dụng cảm biến nhịp tim quang học.
  • Apple Watch Series 4 trở lên (trừ mẫu SE phát hành năm 2020): Sử dụng cảm biến điện tim được ứng dụng ECG sử dụng.

Thiết bị có cảm biến nhịp tim quang học có thể phát hiện nhịp tim của bạn cao hoặc thấp bất thường. Theo mặc định, nếu nhịp tim duy trì trên 120 nhịp/phút sau 10 phút không hoạt động hoặc giảm xuống dưới 40 nhịp/phút trong 10 phút, bạn sẽ nhận được thông báo.

Nếu muốn thay đổi các ngưỡng, bạn có thể truy cập vào ứng dụng Watch trên iPhone, sau đó chuyển tới Heart và đặt giá trị mới cho High Heart Rate (Nhịp tim cao)Low Heart Rate (Nhịp tim thấp).

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Cảm biến điện tim chỉ hoạt động khi bạn sử dụng ứng dụng ECG. Nó giống như những chiếc máy kêu bíp bíp mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim truyền hình. Nếu bị triệu chứng tim đập ngắt quãng không đều hoặc đập nhanh thì bạn có thể ghi lại ứng dụng ghi điện tâm đồ sau đó chia sẻ cho bác sĩ – trong trường hợp cần tư vấn gấp nhưng không thể tới bệnh viện.

Cần lưu ý rằng mỗi người có cơ địa khác nhau, đôi khi nhịp tim bình thường của người này lại là bất thường với người khác. Vì thế đừng lo lắng quá nếu thiết bị cảnh báo bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được giải đáp tốt nhất.

Điện tâm đồ

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Ngoài đo nhịp tim, Apple Watch còn có thể đo điện tâm đồ, đặc biệt là kiểm tra AFib (hiện tượng rung tâm nhĩ). Đây là triệu chứng tâm nhĩ co bóp không đều thường gặp ở người bị hở van tim hoặc suy tim, cần được theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp này, Apple Watch khá hữu ích vì tình trạng rung nhĩ thường khó phát hiện, nhất là rung nhĩ không liên tục, và không phải lúc nào chúng ta cũng ở gần phòng khám hoặc bệnh viện.

Dù vậy, bạn cần lưu ý tính năng kiểm tra AFib trên Apple Watch được hỗ trợ bởi một nghiên cứu quy mô lớn, nhưng không phải lúc nào cũng khả dụng. Một số người dùng bị tình trạng tâm nhĩ co bóp bất thường nhưng lại không nhận được thông báo. Ngược lại, cũng có một số trường hợp dương tính giả.

Mặt khác, do tính đặc thù nên tính năng này chỉ khả dụng ở một số nước. Ví dụ: ở Úc, Apple Watch phải được phê duyệt như một thiết bị y tế mới có thể kích hoạt tính năng kiểm tra AFib.

Tính năng này cũng không được sử dụng cho những người dưới 22 tuổi hoặc những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tâm nhĩ co bóp không đều. Ngoài ra, bạn cũng cần bật tính năng phát hiện nhịp tim không đều để kích hoạt kiểm tra AFib. Cách thiết lập như sau:

Mở ứng dụng Health trên iPhone > Heart > Irregular Rhythm Notifications > Set Up Notifications và điền thông tin xác nhận.

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Cảnh báo: Apple Watch không theo dõi các cơn đau tim. Nếu bạn có triệu chứng đau tim, cần lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.

Cảnh báo tiếng ồn

 

Suy giảm thính lực thường không đến một cách bất ngờ mà xảy ra từ từ theo thời gian. Nếu ở quá lâu trong môi trường ồn ào, tai bạn sẽ ngày càng yếu. Apple Watch SE và Series 4 trở lên có thể đo độ ồn xung quanh và thông báo cho bạn nếu cường độ âm thanh vượt trên ngưỡng nhất định (mặc định là 80 dB).

Khi nhận được cảnh báo, bạn có thể sử dụng nút tai chống ồn hoặc đến nơi yên tĩnh hơn để tai không bị quá tải. Để thiết lập tính năng này hoặc thay đổi ngưỡng âm thành, bạn truy cập vào Settings > Noise trên thiết bị.

Apple Watch làm được gì? Có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe nào?

Phát hiện khi bạn ngã

Không phải chỉ những người lớn tuổi mới lo lắng việc bị trượt ngã, bất kỳ ai cũng có thể bị té xe, trượt chân hoặc cầu thang. Apple Watch có thể nhận biết, tự động gọi cấp cứu hoặc các dịch vụ khẩn cấp hỗ trợ bạn kip thời.

Tất nhiên cũng có một số điều cần lưu ý. Đầu tiên, không có gì đảm bảo thiết bị sẽ phát hiện được tất cả các lần bạn trượt ngã. Thứ hai, thiết bị có thể bị phát cảnh báo sai, nhất là với những bạn còn trẻ và năng động.

Khi thiết lập Apple Watch, hệ thống sẽ cung cấp tùy chọn bật tính năng phát hiện trượt ngã. Nếu bạn không thích sử dụng hoặc muốn thiết lập lại, hãy thực hiện như sau: truy cập ứng dụng Watch > My Watch > Emergency SOS. Tiếp theo bật chế độ Fall Detection (Phát hiện té ngã).

Hệ thống sẽ tự gọi cấp cứu hoặc liên hệ với người thân nếu thiết bị phát cảnh báo bạn bị ngã và không phản hồi cảnh báo từ Apple Watch.

Tương lai

Apple Watch Series 6 cần có thêm cảm biến oxy trong máu (SpO2) để cảnh báo về tình trạng bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ và cả COVID-19. Hiện tại, chiếc đồng hồ thông minh của Nhà Táo đang được xem là một công cụ theo dõi tập luyện thể thao và chăm sóc sức khỏe, hoàn toàn không phải thiết bị y tế và chẩn đoán sức khỏe. Nhưng khái niệm này có thể được thay đổi trong tương lai.

Gần đây Apple tiết lộ một số nghiên cứu đang được tiến hành trên nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm hen suyễn, suy tim, cúm và cả COVID-19. Vài năm trước, một bài nghiên cứu còn đưa ra phương pháp Apple Watch dự đoán bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Hiện tại những khả năng này chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu, chưa được đưa vào thực tế nhưng rất có thể sẽ sớm được áp dụng rộng rãi trong tương lai.


Mời bạn để lại bình luận bên dưới nhé!

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây