Nhà khoa học máy tính Larry Tesler chính là người phát minh ra các chức năng cắt, sao chép và dán trên các hệ điều hành và cả tính năng tìm kiếm và thay thế (find and replace).

Larry Tesler sinh năm 1945 ở New York (Mỹ). Ông học ngành khoa học máy tính tại trường đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc trong khoa Nguồn gốc và Khoa học máy tính tại trường trước khi trở thành trợ lý nghiên cứu của Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford.

Năm 1973, Tesler gia nhập Trung tâm nghiên cứu Palo Alto (PARC) của Xerox. Đây là nơi ông phát triển nên các tính năng cắt, sao chép và dán mà sau này trở thành một trong những công cụ quan trọng trong quá trình soạn thảo văn bản và hệ điều hành máy tính.

Larry Tesler, vị cha đẻ của tính năng cắt, sao chép và dán, qua đời ở tuổi 74

Không chỉ nổi tiếng với những tính năng trên, Tesler còn là người đề xuất cho ý tưởng “modeless computing”. Về cơ bản, modeless computing là khái niệm cho rằng một chương trình không nên có nhiều chế độ khác nhau, trong đó đầu vào (input) hoạt động khác nhau tùy thuộc vào chế độ người dùng đang chọn.

Ông và một đồng nghiệp khác tên Tim Mott đã phát triển ý tưởng này khi đang làm việc với trình soạn thảo văn bản Gypsy tại PARC. Tesler đã đề cao khái niệm modeless computing đến mức đường dẫn URL trang web riêng của ông là nomodes.com.

Tesler gia nhập Apple năm 1980 và làm việc tại đây đến năm 1997 với cương vị Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (Chief Scientist). Trong quãng thời gian đó, ông đã phát triển một số sản phẩm như phầm mềm Macintosh, QuickTime, Lisa và cả máy tính bảng Newton. Macintosh và Lisa và những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên có chức năng cắt, sao chép và dán.

Sau khi rời Apple, ông có một số công việc kinh doanh riêng nhưng không được thành công lắm. Tesler cũng từng có thời gian làm việc tại một số công ty lớn khác như Amazon, Yahoo!, 23andMe…

Sự đóng góp của Larry Tesler vào điện toán sẽ không bao giờ bị lãng quên bởi những chức năng cơ bản do ông sáng tạo ra được áp dụng vào nền tảng máy tính, điện thoại thông minh chúng ta sử dụng hằng ngày.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây