Tòa án tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết liệu Twitter có phải chịu trách nhiệm cho các nội dung kích động khủng bố hay không.

Hôm nay, Twitter đã tranh luận trước tòa án tối cao Mỹ về một trường hợp đặc biệt trong tuần này. Các chuyên gia lo ngại vụ việc sẽ làm suy yếu điều luật 230, một thứ bảo vệ các nên tảng mạng xã hội hiện hành.

Đặc biệt với vụ kiện Twitter v. Taamneh, tòa án phải quyết định rằng theo luật JASTA (đạo luật công lý chống lại những người tài trợ khủng bố), liệu các nền tảng mạng xã hội có phải chịu trách nhiệm cho việc hỗ trợ các tổ chức khủng bố chiêu mộ và lên kế hoạch tấn công hay không.

Sau 3 giờ tranh cãi, thẩm phán vẫn rất phân vân với các quyết định của mình, những luận điểm Twitter đưa ra để bảo vệ chính mình không đủ sức thuyết phục các thẩm phán.

Twitter chật vật thuyết phục tòa án tối cao Mỹ về vấn đề khủng bố

Seth Waxman, luật sư của Twitter, cho rằng nền tảng mạng xã hội này, cũng như nền tảng khác như Google và Meta không nên chịu trách nhiệm với luật JASTA. Theo đó, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản mà ai cũng có thể truy cập, không thể gọi là cung cấp sự hỗ trợ cho các thành phần lên kế hoạch khủng bố.

Theo Waxman, muốn Twitter chịu trách nhiệm, trước hết phải chứng minh bằng các tài khoản hoặc bài viết rõ ràng, thay vì chỉ nhấn mạnh rằng Twitter là nền tảng cho các hoạt động khủng bố.

Đứng về phía Twitter, đại diện quan chức Edwin Kneedler cũng cho rằng không có mối liên hệ cũng như chính sách đãi ngộ đặc biệt nào giữa mạng xã hội này và các tổ chức khủng bố. Thay vào đó, các nội dung khủng bố luôn được kiểm duyệt và loại bỏ gắt gao. Ông nhấn mạnh các phán quyết nhắm vào Twitter cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến các ngành kinh doanh online khác.

Tổng kết lại, Waxman cho rằng không có bằng chứng cụ thể Twitter liên hệ với khủng bố đồng thời yêu cầu Tòa án tối cao đảo ngược các phán quyết của tòa án cấp dưới.

Twitter chật vật thuyết phục tòa án tối cao Mỹ về vấn đề khủng bố

Tuy vậy, các thẩm phán vẫn rất băn khoăn liệu Twitter có đang thật sự tranh luận hiệu quả hay không. Thậm chí sau một loạt các câu hỏi hóc búa, Waxman phải thừa nhận rằng ông đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục tòa án.

Dù vậy, Waxman đã đưa ra kết luận cuối cùng. Góc nhìn của Twitter trong vụ việc này là bất cứ việc kinh doanh nào cung cấp dịch vụ rộng rãi không nên chịu trách nhiệm trước luật JASTA, trừ phi việc kinh doanh này bị chứng mình là có những hành động đặc biệt ủng hộ các hành động khủng bố.

Những cáo buộc chống lại Twitter

Luật sư Eric Schnapper là đại diện cho gia đình Nawras Alassaf, công dân Jordani đã mất trong một vụ khủng bố vào năm 2017 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức khủng bố ISIS đã nhận trách nhiệm cho vụ việc, với thương vong lên đến 39 người và 69 người bị thương.

Schnapper cho rằng Twitter phải trực tiếp lẫn gián tiếp chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này. Không đơn giản chỉ vì Twitter có xuất hiện nội dung của ISIS mà bởi vì Twitter được thiết kế để giới thiệu nội dung này rộng rãi hơn.

Tại thời điểm đó, Twitter đã biết về tài khoản này vì chính phủ và truyền thông đã có những báo cáo về việc ISIS mở một tài khoản để “chiêu mộ, cực đoan hóa, hướng dẫn khủng bố, tài trợ khủng bố và truyền bá tư tưởng”.

Twitter chật vật thuyết phục tòa án tối cao Mỹ về vấn đề khủng bố

Cũng theo Schnapper, Waxman đã sai hoàn toàn khi yêu cầu gia đình Alassaf phải chỉ ra được chính xác bài viết hay tài khoản nào dẫn đến vụ tấn công tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, Schnapper cho rằng thiết kế của Twitter là vấn đề, và vụ kiện của gia đình Alassaf đã chỉ ra những thuật toán đã làm cho nội dung của ISIS xuất hiện rộng rãi hơn.

Nguy cơ trong vụ kiện này là rất cao. Việc Twitter có thể phải chịu trách nhiệm cho các nội dung liên quan đến tổ chức khủng bố có thể đưa ra những thách thức mới đối với đạo luật 230, xóa bỏ những hàng rào bảo vệ trên internet hiện hành.

Một trong số các lo ngại lến nhất nằm ở việc lý giải luật JASTA có thể làm cản trở các hoạt động kinh doanh trên mạng. Đồng thời mở ra con đường giúp các ngân hàng hiện đang bị hạn chế thoát khỏi các trách nhiệm pháp lý do ủng hộ tổ chức khủng bố.

Hiện vẫn chưa rõ tòa án tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết như thế nào. Kết quả được dự kiến sẽ có vào tháng 6.

Theo Ars Technica

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây