Một số dư tài khoản có thể dùng để tiêu dùng trong mạng lưới chi trả của Twitter, hoặc ngoài mạng lưới thông qua thẻ ghi nợ hoặc hóa đơn.

Elon Musk có vẻ như đang muốn biến Twitter thành một ngân hàng, với những “tài khoản có năng suất tiền tệ cao”, thẻ ghi nợ, hóa đơn, vay mượn tín dụng. Ông chủ của Twitter đã trình bày kế hoạch vào cuộc họp với nhân viên trong hôm nay.

Musk đã mở đầu cuộc họp bằng cách bàn bạc về vấn đề chi phí, “Tôi nghĩ rằng có một cơ hội thay đổi với hình thức trả phí”, “Cho phép người dùng trên Twitter gửi tiền đến bất cứ đâu trên thế giới ngay lập tức. Chúng ta chỉ muốn làm cho nó hữu dụng hết sức có thể”. Ngoài những tính năng kể trên, cùng với nội dung trên video, trả tiền cho người sáng tạo nội dung và tăng cường khả năng tìm kiếm đều được Musk cho là “ưu tiên cao”.

Nếu Twitter trở thành một “dịch vụ thanh toán”, hãy tưởng tượng một tài khoản Twitter đã được xác nhận sẽ nhận được một số dư, người dùng có thể sử dụng số dư này để gửi tiền “tới bất cứ đâu trong hệ thống”. Theo đó, người dùng cũng có thể quyên tặng (donate) tiền cho những người dùng khác hoặc trả tiền để được xem những video có phí.

Theo Musk, Twitter sẽ thiết lập một tài khoản thương mại lãi suất cao. Thay vì những hệ thống “phức tạp và đắt đỏ” của ngân hàng truyền thống như là thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm, …Musk đề nghị “một số dư trên Twitter mà con số chỉ đơn giản là dương hoặc âm”. Với cách này, Twitter sẽ có thể trả lãi nhiều hơn cho tài khoản dương và tính lãi ít hơn cho các tài khoản âm.

Với những nơi không chấp nhận thanh toán qua Twitter, người dùng sẽ được cấp một thẻ ghi nợ liên kết với tài khoản, thậm chí cung cấp những hóa đơn theo dạng truyền thống. Musk cũng nói thêm rằng “Nếu người dùng kể tên những thứ mà họ muốn từ góc nhìn kinh tế, vậy thì chúng ta sẽ là một tổ chức tài chính của mọi người”.

Khi nhiều nhân viên bình luận rằng có vẻ như Musk đang muốn xây dựng một ngân hàng và hỏi rằng liệu sẽ có hoạt động cho vay hay không, vị CEO đã trả lời “Nếu muốn cung cấp một dịch vụ toàn diện đến cho mọi người, vậy thì không thể bỏ qua các yếu tố chính”.

ke-hoach-twitter-ngan-hang-elon-musk

Trong bài phát biểu của mình, Musk làm cho mọi thứ nghe có vẻ dễ dàng thực hiện “Việc thanh toán thật ra chỉ là trao đổi thông tin”, “Từ góc độ thông tin, không có sự khác biệt lớn giữa việc gửi một tin nhắn và thực hiện một giao dịch”. Tuy nhiên, Musk cũng thừa nhận có rất nhiều rào cản pháp lý cần phải vượt qua. Theo Platformer, công ty đang cố gắng có được giấy phép chuyển tiền ở Washington. Esther Crawford, người chịu trách nhiệm cho việc triển khai dịch vụ Blue đã được bổ nhiệm vào vị trí CEO mảng Thanh Toán của Twitter.

Một điều đáng lưu tâm là giữa việc lưu trữ thông tin người dùng và lưu trữ tiền tệ có sự khác biệt rất lớn. Nếu tài khoản của người dùng bị hack và tin nhắn bị lộ, đó có thể là một ngày tồi tệ. Nhưng nếu tài khoản ngân hàng của người dùng bị hack, người dùng hoàn toàn có thể mất toàn bộ số tiền trong tài khoản.

Musk không còn lạ gì với những công ty có rủi ro cao khi đồng thời sở hữu nhiều công ty kinh doanh xe và công nghệ vũ trụ, hai ngành kinh doanh có rủi ro rất lớn nếu không vận hành đúng cách. Tuy nhiên Tesla và SpaceX có nhiều thứ mà Twitter không có, có thể kể đến là những giám đốc điều hành và nhân viên phụ trách an toàn. Theo đó, Musk vừa sa thải gần 50% nhân sự của Twitter, ảnh hưởng rất lớn đến nhóm kỹ sư cốt lõi của công ty này và những thiệt hại đầu tiên đã dần xuất hiện.

Dù khó có thể nghĩ rằng một người sử dụng Twitter trung bình thật sự muốn dùng mạng xã hội này như một ngân hàng số, ý tưởng này không xuất hiện bất ngờ. Trước đây, Elon Musk đã đưa ra ý kiến muốn biến Twitter thành “X, một ứng dụng của tất cả”, tương tự như WeChat của Trung Quốc. Musk cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng khi là người giúp thành lập PayPal.

Theo The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo