Các cơ quan tình báo Anh chuẩn bị tăng cường hack dữ liệu quy mô lớn, điều này đang gây phẫn nộ cho những người ủng hộ quyền riêng tư.

Cơ quan tình báo Anh lên kế hoạch tăng cường hack dữ liệu quy mô lớn

Theo Guardian, các cơ quan tình báo Anh đang lên kế hoạch tăng cường chế độ can thiệp thiết bị quy mô lớn. Đây là quá trình mà Sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ), cơ quan tình báo và an ninh mạng hàng đầu nước Anh thu thập hàng loạt dữ liệu từ các mạng truyền thông ngoài nước.

Trong thư của Bộ trưởng An ninh Ben Wallace gửi cho người đứng đầu Ủy ban Tình báo và An ninh Dominic Grieve có đoạn: “Sau khi xem xét thực tế hoạt động và kỹ thuật hiện tại, GCHQ đã xác định cần phải tiến hành kiểm soát nhiều hơn các hoạt động đang diễn ra ở nước ngoài so với dự kiến ban đầu”.

Vào năm 2016, đạo luật Quyền Điều tra ra đời nhằm mở rộng quyền giám sát thông tin cho cảnh sát và các cơ quan tình báo (bao gồm thu thập thông tin với quy mô lớn) cũng đã vấp phải một làn sóng phẫn nộ của nhiều tổ chức nhân quyền. Tại thời điểm đó, David Anderson – nhà phê bình luật chống khủng bố độc lập – khẳng định rằng ở các quốc gia khác cũng có thể sử dụng quyền này nhưng rất ít.

Sau hai năm, giờ đây các quan chức tình báo Anh lại tuyên bố do sự mã hóa thông tin ngày càng phát triển nên họ phải mở rộng thu thập dữ liệu.

Các tổ chức này cho rằng việc phổ biến mã hóa thông tin làm cho quá trình giám sát dữ liệu trên mục tiêu trước đó không còn hiệu quả, dẫn đến việc hack thông tin quy mô lớn hơn đang trở nên cần thiết. Ông Anderson cũng cho biết hiện có 40 hoạt động trực tuyến liên quan đến tổ chức tình báo MI5 đang được mã hóa.

“Sự can thiệp vào số lượng lớn thiết bị cho phép các dịch vụ an ninh của Anh giám sát bằng cách cấp quyền theo dõi toàn bộ tài sản, người hoặc hành vi”, Scarlet Kim, một nhân viên pháp lý tại Tổ chức Tự do dân sự quốc tế Anh (gọi tắt là Liberty) nói. “Điều này cũng mang lại quyền lực gần như tuyệt đối cho các dịch vụ tình báo để quyết định giám sát ai và khi nào.”

Tổ chức cũng đặt vấn đề với 180 cơ quan tình báo về mức độ thường xuyên sử dụng quyền can thiệp quy mô lớn, cũng như chính sách chỉ cấp quyền cho ủy viên và đảm bảo kết thúc quyền giám sát khi điều tra xong.

“Thực tế là bạn chỉ có thể biết sau khi quyền riêng tư bị xâm phạm, chứng tỏ tình trạng này đáng lo ngại như thế nào. Sẽ có khả năng GCHQ sử dụng quyền kiểm soát mở rộng của mình để có được thông tin ở nước ngoài bằng cách trao đổi dữ liệu công dân Anh”, nhân viên chính sách và chiến dịch của Liberty – Hannah Couchman nói.

Liberty là một trong những tổ chức đã thách thức luật năm 2016 tại tòa án, trong văn bản tháng 4/2018 nói rằng hành động này không phù hợp với luật của Liên minh châu Âu vì không giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu để chỉ điều tra về tội phạm nguy hiểm, hay đòi bất cứ yêu cầu được xem xét trước nào.

Tình báo Anh lên kế hoạch hack dữ liệu quy mô lớn

Trang Computer Weekly vừa cho hay, trong đạo luật Quyền Điều tra được bổ sung điều kiện đủ để bị giám sát là tội phạm nghiêm trọng có mức án tối thiểu từ 6 đến 12 tháng. Liberty cũng đã giành được quyền xem xét lại về các hành vi của cơ quan chính phủ trong việc thu thập thông tin liên lạc điện tử và hồ sơ sử dụng Internet mà không có lý do cụ thể.

Tòa án Nhân quyền châu Âu ra phán quyết vào tháng 9/2018 rằng việc giám sát hàng loạt dữ liệu của nước Anh không bao gồm các biện pháp chống lạm dụng theo dõi vì mục đích khác. Những phương pháp lấy dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ đã vi phạm luật riêng tư của EU, theo báo cáo của Register, và rất có thể bị lợi dụng để chia sẻ thông tin tình báo với các chính phủ khác.

Phán quyết trước đó chỉ áp dụng cho phương thức giám sát hàng loạt được sử dụng khi luật năm 2016 chưa được thông qua. Điều đáng lo ngại hơn xuất phát từ các tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ từ cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ – Edward Snowden, cho thấy GCHQ đang chặn và lưu trữ thông tin liên lạc từ hàng triệu người, nhiều trong số họ không phải là mục tiêu tình báo.

“Bên dưới vỏ bọc chống khủng bố, Anh đang áp dụng chế độ giám sát độc đoán nhất so với bất kỳ quốc gia phương Tây nào, ăn mòn chính nền dân chủ và quyền của công dân. Vì đạo luật Quyền Điều tra mới có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn bao giờ hết đối với tự do dân sự, nên công việc của chúng tôi còn lâu mới kết thúc”, chuyên gia Silkie Carlo của Big Brother Watch cho hay.

Trong tuyên bố với Guardian, phát ngôn viên của chính phủ khẳng định: “Động thái của GCHQ trong việc ủy quyền cho các hoạt động can thiệp vào hàng loạt thiết bị không làm tăng điều tra giám sát. Việc này chỉ phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và truyền thông kể từ khi đạo luật Quyền Điều tra được thông qua. Do đó can thiệp thiết bị hàng loạt, bao gồm các biện pháp kiểm soát và bảo vệ bổ sung là hợp lý. Sự can thiệp thiết bị bắt buộc phải chịu sự giám sát của ủy viên có quyền điều tra và bất kỳ lệnh can thiệp thiết bị số lượng lớn nào phải được sự chấp thuận của một ủy viên tư pháp độc lập trước khi ban hành.”

Theo: Gizmodo

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây