Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, nhưng Apple khó có thể đưa dây chuyền sản xuất của mình trở về quê nhà.

 iPhone rất khó được sản xuất tại Mỹ

Vào năm 2012, Timothy D. Cook, giám đốc điều hành của Apple, đã lên truyền hình thông báo hãng sẽ sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Dự kiến đây sẽ là sản phẩm đầu tiên của Apple trong nhiều năm được sản xuất bởi các công nhân Mỹ và trên chiếc Mac Pro sẽ đi kèm với dòng chữ: “Assembled in USA – được lắp ráp tại Mỹ”.”

“Nhưng khi Apple bắt đầu sản xuất máy tính trị giá 3.000 USD ở Austin, Texas., hãng đã phải rất khó khăn để tìm đủ ốc vít.” Ba nhân viên giấu tên làm việc trong dự án tiết lộ.

Tại Trung Quốc, công ty đã phải hợp tác với nhiều nhà máy có thể sản xuất số lượng lớn ốc vít theo yêu cầu trong thời gian ngắn. Nhưng ở Texas, nơi mọi thứ đều lớn hơn, nhưng lại thiếu các nhà cung cấp ốc vít.

Thử nghiệm với phiên bản mới của Mac đã bị trì hoãn vì 20 nhân viên xưởng cơ khí mà Apple đang hợp tác chỉ có thể sản xuất tối đa 1.000 ốc vít mỗi ngày.

Nhân viên trong dự án cho biết sự thiếu hụt ốc vít là một trong một số vấn đề khiến việc sản xuất máy Mac bị trì hoãn trong nhiều tháng. Vào thời điểm máy tính đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt, Apple phải đặt hàng từ Trung Quốc.

Những thách thức ở Texas cho thấy nhiều vấn đề mà hãng sẽ gặp phải nếu cố gắng chuyển một phần dây chuyền sản xuất đáng kể ra khỏi Trung Quốc. Công ty đã phát hiện ra rằng không có quốc gia nào có thể so với Trung Quốc về các mặt như quy mô, kỹ xảo, cơ sở hạ tầng và chi phí.

Mặc dù Táo Khuyết đã tăng cường tìm kiếm những thị trường khác như Ấn Độ và Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, nhưng vẫn vướng phải rất nhiều khó khăn. Đại diện của Apple cũng bày tỏ quan ngại khi việc sản xuất bị phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang.

 iPhone rất khó được sản xuất tại Mỹ

Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Apple nên rủi ro đi kèm với sự phụ thuộc rất rõ ràng. Tháng trước, Táo Khuyết cho biết lần đầu tiên sau 16 năm họ không đạt được mức doanh thu mong muốn, chủ yếu là do doanh số iPhone ở Trung Quốc bị sụt giảm.

Hãng này có thể phải đối mặt với áp lực tài chính lớn vì Tổng thống Trump đã nhiều lần đe dọa áp thuế đối với điện thoại sản xuất tại Trung Quốc.

“Kỹ thuật sản xuất ở đây thật đáng kinh ngạc. Vì sản phẩm của Apple đòi hỏi máy móc hiện đại và nhiều người biết cách vận hành.” Tim Cook nói ở một hội nghị tại Trung Quốc vào cuối năm 2017.

“Tại Mỹ, nếu có một cuộc họp của các kỹ sư gia công, tôi không chắc sẽ có đủ người lấp đầy một căn phòng. Trung Quốc có nhiều kỹ sư đến nổi có thể phủ kín nhiều sân bóng đá.” – ông cho biết thêm.

Kristin Huguet, phát ngôn viên của Apple, cho biết hiện tại hãng đang là động lực tăng trưởng kinh tế tại Mỹ. Năm ngoái, công ty đã chi 60 tỷ USD với 9.000 nhà cung cấp Mỹ, giúp hỗ trợ 450.000 việc làm. Nhà sản xuất Flextronics của Apple tại Texas đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Ông Cook đã chuyển dây chuyền sản xuất của Apple sang nước ngoài vào năm 2004, một động thái cắt giảm chi phí và cung cấp quy mô cần thiết để sản xuất hàng loạt sản phẩm công nghệ bán chạy nhất trong lịch sử.

Hãng đã ký hợp đồng với nhiều nhà máy khổng lồ ở Trung Quốc có diện tích trải dài hằng trăm dặm và sử dụng hàng trăm ngàn công nhân lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói sản phẩm. Những linh kiện được sản xuất khắp nơi trên thế giới – từ Na Uy đến Philippines đến Pocatello, Idaho – được chuyển đến Trung Quốc. Bởi vì việc lắp ráp cuối cùng là phần tốn nhiều công sức nhất và nơi đóng gói thành phẩm sẽ quyết định quốc gia xuất xứ để áp thuế.

 iPhone rất khó được sản xuất tại Mỹ

Tim Cook phản đối quan niệm “iPhone được sản xuất ở Trung Quốc”. Apple chỉ ra rằng Corning, với nhà máy ở Kentucky, sản xuất nhiều màn hình iPhone và một công ty ở Allen, Texas., đã tạo ra công nghệ laser cho hệ thống nhận dạng khuôn mặt.

Ông Cook lập luận rằng nhân công giá rẻ là lý do Apple vẫn ở Trung Quốc. Mức lương tối thiểu tại Zhengzhou, Trung Quốc, nơi đặt nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới, vào khoảng 2,10 USD/giờ, bao gồm cả phúc lợi. Apple cho biết mức lương khởi điểm cho công nhân lắp ráp sản phẩm khoảng 3,15 USD/giờ. Chi phí cho người lao động tương tự ở Mỹ là cao hơn rất nhiều.

Dĩ nhiên chi phí sản xuất Mac Pro tại Mỹ sẽ khiến cho máy tính của Apple trở thành một trong những máy tính đắt nhất thế giới.

Những nhà cung cấp Trung Quốc đã vận chuyển linh kiện của họ đến Texas. Nhưng nếu có thay đổi trong thiết kế, nhóm Texas cần các bộ phận mới và kỹ sư được giao nhiệm vụ thiết kế máy tính phải đến xưởng cơ khí ở trung tâm Texas.

Apple đã thuê Flextronics để sản xuất máy tính, trong khi công ty này thuê Caldwell Manufacturing để sản xuất 28.000 ốc vít. Stephen Melo, chủ sở hữu kiêm chủ tịch Caldwell Manufacturing, đơn vị cung ứng một phần ốc vít cho Táo Khuyết tại Mỹ cho biết: “Chẳng ai lại đầu tư dây chuyền sản xuất ốc vít ở Mỹ, bởi những linh kiện như thế có thể mua với giá rất rẻ ở nước ngoài.”

 iPhone rất khó được sản xuất tại Mỹ

Khi ông Melo mua Caldwell vào năm 2002, công ty có khả năng sản xuất khối lượng lớn mà Apple cần. Nhưng khi dây chuyền bị chuyển sang Trung Quốc, ông đã thay thế những máy ép dập cũ có thể sản xuất hàng loạt ốc vít bằng máy được thiết kế cho các công việc chuyên môn, chính xác hơn. Tất nhiên giờ đây công ty này đã không còn có thể tạo ra những con ốc vít như Apple mong muốn.

Một cựu giám đốc của Apple cho biết, quy mô của Flextronics cũng nhỏ hơn nhiều so với những dự án tương tự của công ty ở Trung Quốc. Không rõ chính xác lý do tại sao dự án bị thiếu nhân công, có thể là vì chi phí công nhân ở Mỹ đắt hơn.

Người Mỹ sẽ không làm việc suốt ngày đêm. Những nhà máy Trung Quốc có ca làm việc vào tất cả mọi khung giờ. Nếu cần thiết người lao động còn được sắp xếp giấc ngủ để đáp ứng mục tiêu sản xuất. Ở Trung Quốc sẽ có rất nhiều người làm việc để đảm bảo tất cả các linh kiện được đưa vào sản xuất. Tất nhiên ở Texas thì không.

“Trung Quốc không chỉ có giá thuê công nhân rẻ. Đó còn là một nơi mà chủ lao động có thể sắp xếp 100.000 người làm việc suốt đêm để đảm bảo tiến độ sản phẩm. Đây là điều thiết yếu của chiến lược triển khai giới thiệu sản phẩm.” – Bà Susan Helper, giáo sư kinh tế tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland và cựu trưởng ban kinh tế Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Bà Helper nói Apple có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn ở Mỹ nếu đầu tư thời gian, tiền bạc, sử dụng robot và kỹ sư chuyên ngành thay vì công nhân giá rẻ. Chính phủ và ngành công nghiệp cần phải cải thiện đào tạo tay nghề và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng. Nhưng khả năng để những điều này xảy ra là rất thấp.

Hiện công ty vẫn lắp ráp Mac Pro tại nhà máy ở ngoại ô Austin, một phần vì đã đầu tư nhiều máy móc phức tạp và đắt tiền. Nhưng sản phẩm này bán khá chậm và hãng đã không hề cập nhật gì kể từ khi giới thiệu sản phẩm vào năm 2013.

Vào tháng 12/2018, Apple thông báo sẽ tăng số nhân viên ở Austin lên đến 15.000 người, văn phòng chỉ cách nhà máy Mac vài dặm. Tuy nhiên có vẻ các nhân viên được tuyển không phải dành cho ​​dây chuyền sản xuất.

Theo: The New York Times

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây