Tương lai nào cho các loài động vật bên trong lồng sắt? Khi mà giống loài ngoài hoang dã của chúng đã hoàn toàn biến mất.

Đó là một ngày vào tháng tư năm 1981, trên một cánh rừng ở sườn núi Evermann, thuộc đỉnh Socorro, một hòn đảo núi lửa nằm cách Mexico 400km. Sau hai ngày một đêm cắm trại tại đây, một nhóm 4 nhà nghiên cứu đã nhận ra sự thật bẽ bàng. Chim bồ câu Socorro, loài chim đáng yêu được thuần hóa đặc hữu trên đảo, đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân được cho là bị ăn thịt bởi mèo của thực dân Tây Ban Nha hoặc bị săn bởi các thợ săn.

Nhưng chúng không hoàn toàn biến mất. 50 năm trước, vào năm 1925, 17 con bồ câu Socorro đã được thu thập từ hòn đảo này và gửi đến một trung tâm nghiên cứu ở California, Mỹ. Bằng cách thần kỳ nào đó, gần 100 năm sau, hậu duệ của những con bồ câu đó vẫn tồn tại, được phân bố tại nhiều trung tâm nuôi giữ khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng là những con bồ câu Socorro cuối cùng của hành tinh này.

Không chỉ riêng bồ câu Socorro, theo báo cáo đã có ít nhất 33 loài động vật và 39 loài thực vật không còn quần thể trong tự nhiên, hiện đang tồn tại dưới sự chăm sóc của con người tại các vườn thú, thủy cung, vườn thực vật và ngân hàng hạt giống. Tất cả đều mang trên mình một danh nghĩa kỳ lạ: biến mất khỏi tự nhiên nhưng chưa tuyệt chủng.

Đã quá trễ để tự nhiên hóa các loài động vật trong lồng sắt

Những loài này đều được đánh giá là “tuyệt chủng trong hoang dã” theo sách đỏ. Một số loài có thể kể đến như manicillo, họ hàng của đậu phộng ở Bolivia; cọ Tali, được xác định là giống duy nhất được tìm thấy tại Bangladesh; một vài loài sên cây được tìm thấy tại các hòn đảo biệt lập ở Thái Bình Dương.

Nhìn về mặt tích cực, một điều đáng mừng là các loài trên đã tránh được khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng tương lai nào đang chờ đợi khi mà con người không thể mãi bảo tồn chúng được. Mặt khác, càng ở trong môi trường nuôi nhốt lâu ngày, khả năng sinh sản lẫn đột biến gen giúp chống chịu bệnh tật, môi trường cũng giảm dần. Tuyệt chủng là điều tất yếu xảy đến, nhất là với những quần thể nhỏ.

Cuộc sống cầm tù

Một điểm yếu của sách đỏ là không ai đếm số lượng cá thể cây, thú, hoặc số hạt giống được bảo tồn. Đồng thời cũng không theo dõi số lượng của chúng chặt chẽ như với những loài ngoài tự nhiên.

Về bản chất vấn đề, một loài cần có số lượng quần thể lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn cá thể để tránh bị thoái hóa nguồn gien dẫn đến tuyệt chủng. Thật không may, số lượng các loài được bảo tồn là rất thấp (vài trăm hoặc thấp hơn) và trải đều khắp các trung tâm chứ không được tập trung một chỗ.

Đã quá trễ để tự nhiên hóa các loài động vật trong lồng sắt

Ngoài ra sự thiếu hợp tác lẫn nhau giữa các trung tâm cũng là một cản trở lớn. Đặc biệt với cái loại thực vật khi không thể thống kê chính xác còn lại bao nhiêu cá thể và vị trí chính xác của chúng ở đâu. Hiện nay các trung tâm bảo tồn đã có những bước tiến lớn khi chia sẻ dữ liệu và hợp tác với nhau hơn.

Các nhà bảo tồn, rộng hơn nữa là xã hội cần phải làm tốt hơn hiện tại. Nguy cơ tuyệt chủng số lượng lớn là có thật và ngày càng nghiêm trọng. Trong số 95 loài được bảo tồn nghiêm ngặt từ năm 1950, đã có 11 loài biến mất vĩnh viễn khỏi thế giới như thằn lằn đuôi da trên đảo Christmas hay cây ô liu Saint Helena.

Trở về tự nhiên

Liệu còn con đường nào trở về với tự nhiên cho những giống loài đó không? Dĩ nhiên là có. Thay cho 11 loài mất đi, chúng ta đã đưa được 12 loài về với môi trường hoang dã. Có thể kể đến là bò rừng Châu Âu, vốn đã biến mất trong tự nhiên từ năm 1927. Giờ đây các quần thể bò đang sống tại Nga và Đông Âu nhờ vào những nỗ lực không ngừng từ năm 1950.

Đã quá trễ để tự nhiên hóa các loài động vật trong lồng sắt

Nhiều loài hơn nữa sẽ tiếp tục được đưa về tự nhiên. Dù chưa đạt được mức độ “hoang dã” cần thiết, chưa thể tạo ra được các thế hệ sau tiềm năng, nhưng đây là một bước tiến vượt bậc. Điều này cho thấy tuyệt chủng ngoài tự nhiên không đồng nghĩa với kết thúc. Sự hồi phục có thể được thực hiện lâu dài.

Con đường trở về với tự nhiên đầy thử thách và gian nan, nhưng sự hồi phục là hoàn toàn có thể. Các nhà sinh học, nhà bảo tồn tự nhiên đều đã và đang cố gắng từng ngày để hồi phục tự nhiên trở về hiện trạng ban đầu.

Theo Ars Technica

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây