Từng có bài viết về việc ánh sáng xanh sẽ gây mù sớm, nhưng các thí nghiệm không kiểm tra ánh sáng từ thiết bị với nhãn cầu người.

Ánh sáng xanh từ màn hình không hẳn gây mù mắt

Theo đó, bác sỹ nhãn khoa Rebecca Taylor nói với The Verge rằng có bằng chứng cho thấy ánh sáng xanh làm gián đoạn thời gian ngủ thường ngày của chúng ta. Một vài nghiên cứu đã chứng minh ánh sáng xanh gây tổn thương võng mạc của chuột.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa ánh sáng xanh từ màn hình gây hại với mắt người. Các thiết bị chúng ta sử dụng dường như không có dấu hiệu gây tổn thương lâu dài cho mắt.

Bài viết của tạp chí Sciencific Reports hồi tháng trước cho biết, cơ quan cảm nhận ánh sáng trong mắt gọi là võng mạc. Khi gặp ánh sáng xanh, các tế bào sẽ tổn thương và bị phá hủy.

Tác giả của bài viết trên – nhà hóa học Ajith Karunarathne từ trường Đại học Toledo trả lời khi được phỏng vấn rằng việc nhìn chằm chằm vào các thiết bị điện tử sẽ không thể gây mù lòa.

YouTube video

Nghiên cứu gần đây thật ra mới chỉ cho thấy cách mà ánh sáng xanh gây tổn thương, chứ không phải về việc mắt bị làm mù hay không. Phòng thí nghiệm của Karunarathne nghiên cứu về cách khiến cho các tế bào phản ứng với ánh sáng giống khi với hóa chất ngấm vào cơ thể. Kết quả là các tế bào có xu hướng chạy theo điểm sáng.

Kiểm soát ánh sáng dễ hơn so với hóa chất. Bạn có thể thay đổi sự vận động của tế bào bằng cách tắt hoặc bật ánh sáng, điều này sẽ giúp các nhà khoa học thấy được vai trò khác nhau của các tế bào trong quá trình sinh học phức tạp. Tương tự việc tắt một nhạc cụ trong giàn hợp xướng để thấy được sự quan trọng của chúng.

Để làm tế bào phản ứng với ánh sáng, cả đội đã thêm những chức năng của mắt cho tế bào khác. Họ lấy protein phát hiện ánh sáng trong mắt, gọi là thụ thể quang học, rồi thử với nhiều loại kể cả tế bào ung thư để tạo ra một thụ thể quang học khác. Cuối cùng, họ thêm võng mạc để thụ thể mới tạo cảm nhận được ánh sáng.

Thí nghiệm đã giúp họ tìm ra lý do ánh sáng xanh gây tổn thương hay thậm chí phá hủy các tế bào này. Câu trả lời của tạp chí Sciencific Reports là bản thân thụ thể quang học không có phản ứng gì, tất cả đều do võng mạc tiếp xúc với ánh sáng xanh.

Tuy nhiên, thí nghiệm chưa đủ thuyết phục để chứng minh chắc chắn ánh áng xanh không gây hại. Đầu tiên, các tế bào được đặt trên một chiếc đĩa chứ không phải nhãn cầu. Những tế bào miễn dịch, ung thư là loại có trong mắt vẫn bị tổn thương bởi ánh sáng xanh. Karunarathne nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu việc này có diễn ra trong mắt không?”.

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết rõ, phải thêm nhiều thí nghiệm nữa thì mới có thể kết luận. Ajith Karunarathne nói: “Chúng tôi vẫn chưa hoàn thành thí nghiệm nào với ánh sáng từ thiết bị kỹ thuật số. Kết luận của chúng tôi vẫn còn hạn chế.”

Theo The Verge

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây