Giữa thời điểm TikTok, Oracle và Walmart vẫn chưa giải quyết ổn thỏa những điều khoản trong thỏa thuận, chính quyền Bắc Kinh cũng tỏ rõ thái độ bất bình về thương vụ mua bán này.

Một bài viết đăng trên China Daily, hãng tin tiếng Anh chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết chính quyền Bắc Kinh không có lý do gì để phê duyệt thỏa thuận “bẩn thỉu” và “không công bằng” cho phép Oracle và Walmart tiếp quản TikTok, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động “ức hiếp và tống tiền”.

 

Trong bài viết ghi thành công của TikTok với doanh thu dự kiến khoảng một tỷ USD cuối năm 2020 đã khiến Washington “đứng ngồi không yên”. Và Mỹ chỉ lấy vấn đề an ninh quốc gia làm cái cớ để cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này. Bài báo trên có thể gây ra nhiều xáo trộn trong nội bộ bởi từ lâu ByteDance luôn cố gắng chứng minh công ty không có liên quan đến chính quyền Trung Quốc để được hoạt động tự do ở các nước phương Tây.

Trung Quốc không chấp thuận bán TikTok, chỉ trích Mỹ tống tiền và ức hiếp doanh nghiệp

Trước đó, Bắc Kinh đã sửa đổi một loạt quy định về xuất khẩu, hạn chế việc bán một số công nghệ AI cho các công ty nước ngoài. Điều này càng làm cho thương vụ TikTok trở nên phức tạp hơn. Cả ByteDance và các phương tiện truyền thông nội địa Trung Quốc đều cho biết thỏa thuận không liên quan đến chuyển giao công nghệ.

Về phía Mỹ, Washington tuyên bố sẽ cấm người dân tải ứng dụng TikTok không đạt được những yêu cầu trong thỏa thuận. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng lên kế hoạch đóng cửa WeChat của Tencent nhưng bị Tòa án quận San Francisco ngăn chặn.

Chỉ một ngày trước khi lệnh cấm TikTok hoạt động của chính phủ Mỹ chính thức có hiệu lực, ứng dụng video ngắn tuyên bố Oracle sẽ trở thành nhà cung cấp công nghệ, chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ dữ liệu của công dân Mỹ, còn Walmart đóng vai trò là đối tác thương mại tại Mỹ của công ty. Tuy nhiên sau đó Oracle và Walmart đã có những tuyên bố trái ngược với hoàn toàn với ByteDance, công ty mẹ của TikTok, khiến các nhà đầu tư và công chúng bối rối.

 

Cụ thể, ByteDane tuyên bố thỏa thuận sẽ cho Oracle và Walmart 20% cổ phần trong công ty mới (lần lượt là 12,5% và 7,5%). TikTok Global sẽ cung cấp dịch vụ cho người dùng Mỹ và chạy trên dịch vụ điện toán đám mây của Oracle. ByteDance sẽ giữ lại 80% cổ phần của TikTok Global cho đến khi công ty chính thức phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên phía Oracle  lại cho biết ByteDance sẽ không có cổ phần trong công ty mới. Khi thành lập TikTok Global, Oracle và Walmart sẽ đầu tư, cổ phần của TikTok Global được phân phối cho chủ sở hữu của cả hai công ty, người Mỹ chiếm đa số và ByteDance không có quyền sở hữu.

Cùng thời điểm đó, ông Trump tuyên bố muốn Oracle và Walmart phải có quyền kiểm soát hoàn toàn. Nếu hai công ty này không sở hữu đủ cổ phần để nắm quyền kiểm soát, ông sẽ không phê chuẩn thỏa thuận.

Trung Quốc không chấp thuận bán TikTok, chỉ trích Mỹ tống tiền và ức hiếp doanh nghiệp

Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, TikTok có hơn 100 triệu người dùng với gần 198 triệu lượt cài đặt trên App Store và Google Play ở Mỹ. Trong khi WeChat có khoảng 22 triệu người dùng Mỹ cài đặt từ năm 2014. Không giống TikTok có lượng người dùng trải khắp nước Mỹ, WeChat chủ yếu được cộng đồng nói tiếng Trung hoặc những người cần liên lạc với Trung Quốc sử dụng vì ở đó Messenger và một số ứng dụng nhắn tin của phương Tây đều bị cấm.

Ngay trước thời hạn đề xuất cấm TikTok (20/9), Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ “từ bỏ hành vi bắt nạt” với các ứng dụng gốc Trung hoặc Bắc Kinh sẽ đưa ra biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Sau khi Mỹ đưa ra một loạt biện pháp hạn chế bất lợi với Huawei hồi năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố sẽ công bố “danh sách pháp nhân không đáng tin cậy” nhắm vào các công ty và cá nhân nước ngoài “không tuân thủ các quy tắc thị trường” và “gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc “.Tuy nhiên đến nay danh sách này vẫn chưa được công bố.

Tháng 7/2020, giữa bối cảnh quan hệ Mỹ Trung căng thẳng, Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố chính phủ Mỹ xem xét việc cấm TikTok vì mạng xã hội này thu thập thông tin người dùng nước này và chuyển giao cho chính quyền Bắc Kinh.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây